Các nhà đầu tư chứng khoán thế giới khó mà lường trước được t́nh huống khi Trung Quốc chơi tṛ tự phá giá đồng nhân dân tệ, khiến cho hơn 3.300 tỷ USD tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán, khiến cho nhiều nhà đầu tư phải đau đầu.
Tính cho đến ngày hôm nay, nỗi khiếp sợ mang tên Trung Quốc đang lan rộng ra toàn cầu, là tác nhân khiến chứng khoán Mỹ trong phiên cuối tuần giảm điểm mạnh nhất 4 năm qua.
Hôm qua, lần đầu tiên kể từ 2009, giá dầu thô đă rơi xuống dưới 40 USD một thùng và nối dài đà giảm tệ nhất từ 1986 đến nay. Trên thị trường chứng khoán, sàn New York tiếp nối đà bán tháo sau khi châu Âu điều chỉnh mạnh và châu Á tuột dốc. Chỉ số S&P 500 rót 3,2% - mức giảm mạnh nhất từ tháng 11/2011, xuống dưới 2.000 điểm, thấp hơn mức kỷ lục hồi tháng 5 khoảng 7%. Chỉ số Dow Jones mất hơn 500 điểm và nếu so với đỉnh tháng 5 đă giảm 10%.
Bị cuốn vào cơn bán tháo lại chính là những cổ phiếu từng dẫn đầu đà tăng giá trong năm nay. Chỉ trong ṿng hai ngày, vốn hóa của những công ty như Fab Five, Netflix, Facebook, Amazon, Google hay Apple giảm tổng cộng 97 tỷ USD. Trong hai ngày này, chỉ số Nasdaq 100 rớt 7%, mức giảm trong 2 ngày lớn nhất từ 2008. Riêng cổ phiếu Apple mất giá 20% so với đỉnh cao đạt được vào tháng 2.
Chứng khoán toàn cầu hôm qua đồng loạt đi xuống. Ảnh: Bloomberg
Theo thống kê của Bloomberg, hơn 3.300 tỷ USD đă tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu, sau khi Trung Quốc phá giá đồng nhân tệ vào hôm 11/8 với mức kỷ lục trong ṿng hai thập kỷ qua. Áp lực bán tháo ngày một lớn, nhà đầu tư càng có lư do để lo lắng khi kinh tế toàn cầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, đồng đôla mạnh lên và giá dầu có thể tiếp tục rơi, đe dọa t́nh h́nh kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nhà đầu tư đang bán các cổ phiếu vốn tăng mạnh từ đầu năm. Vốn hóa Netflix, Amazon, Facebook, Google và Apple đă mất tổng cộng 97 tỷ USD trong hai ngày nay. Việc này đă khiến chỉ số Nasdaq 100 mất tới 7% - mức giảm 2 ngày mạnh nhất từ năm 2008. Cổ phiếu Apple đă mất giá 20% từ đỉnh tháng 2. Các công ty năng lượng, công nghệ sinh học, truyền thông, vận tải, hàng hóa và sản xuất sản phẩm bán dẫn cũng chịu chung t́nh trạng đi xuống.
Tại châu Á, Shanghai Composite (Trung Quốc) hôm qua mất 4,3%, kéo mức giảm cả tuần lên 10%, xóa sạch mọi nỗ lực cứu văn của Chính phủ từ cuối tháng 7. Hang Seng Index trên sàn Hong Kong (Trung Quốc) cũng mất 1,3%. Chỉ số MSCI các thị trường mới nổi giảm 2,2%.
Thị trường châu Âu cũng bước vào đợt điều chỉnh, khi Stoxx Europe 600 Index mất 3,3%. Với tổng cộng 6,5%, đây là tuần giảm mạnh nhất của chỉ số này từ năm 2011. So với đỉnh tháng 4, Stoxx Europe 600 Index đă mất 13%. FTSE 100 (Anh), CAC 40 (Pháp) và DAX (Đức) cũng giảm trung b́nh 3%.
"Đà bán tuần này xuất phát từ việc phá giá NDT của Trung Quốc, làm dấy lên nghi ngờ về sức khỏe thực sự của nền kinh tế lớn nh́ thế giới. Chỉ số sản xuất (PMI) của Trung Quốc cũng yếu đi, theo công bố hôm qua, lại càng như đổ thêm dầu vào lửa", Hertta Alava - Giám đốc FIM Asset Management kết luận. Chỉ số sản xuất của Trung Quốc đang ở mức thấp nhất hơn 6 năm qua, cho thấy rủi ro ngày một lớn với nền kinh tế và khiến giới đầu tư tháo chạy khỏi những tài sản rủi ro như chứng khoán là điều không tránh khỏi.