Chỉ sau 10 tuần tái đắc cử, Tổng thống Trump đă áp dụng chiến lược cứng rắn, tận dụng quyền lực để gây áp lực lên đối thủ trong kinh tế, chính trị, truyền thông và các đồng minh.
Kể từ khi chính thức nhậm chức, ông Trump đă mạnh tay với các sinh viên biểu t́nh, cắt ngân sách liên bang đối với một số trường đại học, cô lập các hăng luật liên quan đến phe đối lập, gây áp lực lên thẩm phán và truyền thông.
Đồng thời, ông tiến hành cắt giảm quy mô chính phủ một cách mạnh mẽ, loại bỏ những quan chức có thể cản trở đường lối của ḿnh.
Điểm mấu chốt trong chiến lược của ông Trump chính là việc tận dụng các sắc lệnh hành pháp để nhắm trực diện vào đối thủ - một cách làm chưa từng có trong lịch sử tổng thống Mỹ. Ông không ngần ngại dùng đến kiện tụng, đe dọa công khai và tận dụng ngân sách liên bang như một công cụ ép buộc các tổ chức phải khuất phục.
Peter Shane, giáo sư luật tại Đại học New York, nhận định: "Trump đang t́m mọi cách để dập tắt mọi nguồn kháng cự đối với chương tŕnh nghị sự MAGA và quyền lực cá nhân của ông".
Trước sự cứng rắn của ông Trump, một số đối thủ đă vội vàng t́m cách xoa dịu, số khác cố gắng chống trả, trong khi nhiều tổ chức vẫn đang t́m cách thích nghi. Tuy nhiên, nhiều chính sách của ông Trump đang bị thách thức tại ṭa án liên bang, nơi một số thẩm phán đă t́m cách ngăn cản ông.
Mức độ và tốc độ triển khai các biện pháp mạnh tay của ông Trump khiến cả Đảng Dân chủ, các công đoàn lao động, giới doanh nghiệp lẫn cộng đồng luật pháp Mỹ bị bất ngờ.
Những người ủng hộ Trump, ngược lại, cho rằng ông chỉ đơn giản là đang tận dụng tối đa quyền lực để thực hiện những cam kết tranh cử.
Chiến lược gia Cộng ḥa Scott Jennings, cố vấn lâu năm của Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, nói: "Ông ấy đang thực hiện đúng những ǵ đă hứa: Chiến đấu chống lại những kẻ mà ông cho là muốn hủy hoại cá nhân ông cũng như nền văn minh phương Tây".
Mục tiêu tái định h́nh xă hội Mỹ
Mục tiêu của ông Trump không chỉ dừng lại ở chính trị. Các hành động của ông cho thấy ông muốn tái định h́nh xă hội Mỹ theo một mô h́nh mà nhánh hành pháp do ông lănh đạo có quyền lực tối thượng. Ông muốn các tổ chức tài chính, chính trị và văn hóa đều mang dấu ấn của ḿnh, đồng thời t́m cách hạn chế hoặc thu phục những tiếng nói phản đối.
Với Quốc hội do đảng của ông kiểm soát và Ṭa án Tối cao Mỹ nghiêng về phe bảo thủ, ông Trump đang hoạt động với ít sự kiềm chế hơn bất kỳ người tiền nhiệm hiện đại nào.

Đại học Columbia cũng rơi vào tầm ngắm của ông Trump và bị chính quyền ông cắt 400 triệu USD tài trợ. Ảnh: Đại học Columbia.
Gần như mỗi ngày, ông Trump đều t́m cách khuất phục và thuyết phục đối thủ, dựa vào sức mạnh đáng gờm của các cơ quan thực thi pháp luật và quản lư mà ông kiểm soát. Và ông thường thành công.
Ông đă buộc một số mục tiêu lớn phải nhượng bộ, bao gồm Đại học Columbia danh tiếng, các công ty luật quyền lực và những gă khổng lồ doanh nghiệp như Meta hay Disney. Tất cả đều chọn thỏa hiệp với Nhà Trắng thay v́ chịu đựng áp lực, từ bỏ một phần độc lập và tạo ra những tiền lệ mà nhiều người cho là nguy hiểm.
Nhiều tổ chức khác đang chủ động pḥng tránh cơn thịnh nộ của ông Trump. Hơn 20 công ty và tập đoàn tài chính lớn nhất nước Mỹ, như Goldman Sachs, Google và PepsiCo, đă cắt giảm các chương tŕnh đa dạng mà ông Trump từng chỉ trích.
Ba công ty luật chọn thỏa thuận với chính quyền thay v́ mạo hiểm mất giấy phép an ninh của luật sư, quyền tiếp cận các ṭa nhà chính phủ và có thể là khách hàng. Trong khi đó, ba công ty khác bị nhắm đến bởi sắc lệnh của Trump đă kiện ngược lại.
Trump không chỉ siết chặt kiểm soát trong nước mà c̣n áp dụng chiến lược "ngoại giao quyền lực" trên trường quốc tế.
Ông đă dùng viện trợ quân sự như một con bài mặc cả với Ukraine, ám chỉ rằng Mỹ có thể ngừng hỗ trợ Kyiv trong cuộc xung đột với Nga nếu chính phủ Ukraine không đồng ư một thỏa thuận khai thác khoáng sản do Trump thúc đẩy.
Ông cũng từng đe dọa Đan Mạch để giành quyền kiểm soát Greenland, công khai nhắc đến khả năng sáp nhập Canada và thậm chí c̣n ám chỉ đến việc đ̣i lại Kênh đào Panama từ tay chính quyền sở tại.
Những đ̣n đánh có tính toán
Với Đại học Columbia, Trump dùng ngân sách liên bang như một cây gậy để ép buộc, nhắm vào điểm yếu tài chính của các mục tiêu. Ở những trường hợp khác, ông sử dụng ṭa án, buộc Disney và Meta phải nhượng bộ sau khi bị kiện.
CBS News, một mục tiêu kiện tụng khác, đang chịu áp lực thỏa hiệp v́ công ty mẹ Paramount muốn được chính quyền Trump phê duyệt thương vụ sáp nhập với Skydance Media.
Tuy nhiên, không phải ai cũng khuất phục. Nhiều hành động của Trump, đặc biệt là việc cắt giảm chính phủ, vẫn đang bị kẹt trong các vụ kiện tại ṭa án liên bang.
Mark Zaid, một luật sư ở Washington đại diện cho những người tố giác chống lại chính phủ liên bang - người từng bị ông Trump tước giấy phép an ninh - cho biết hành vi của tổng thống là điều ông chưa từng chứng kiến trong 30 năm sự nghiệp.
“Sắc lệnh hành pháp chưa bao giờ được thiết kế để nhắm vào cá nhân hay các tổ chức ngoài chính phủ v́ mục đích trả thù”, Zaid nói.
Tuy nhiên, Phát ngôn viên Nhà Trắng Harrison Fields khẳng định: “Cách tiếp cận truyền thống đă thất bại trong việc mang lại thay đổi thực sự. Sự khác thường chính là điều người dân Mỹ mong đợi khi bầu cho Tổng thống Trump. Ông ấy cam kết lật đổ bộ máy quan liêu cứng nhắc”.
Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump bị ḱm hăm bởi nhiều yếu tố: Cuộc điều tra liên bang về can thiệp của Nga, sự thiếu kinh nghiệm của đội ngũ và sự phản đối mạnh mẽ từ phe Dân chủ tại Quốc hội.
Giờ đây, khi những rào cản đó không c̣n, một Trump tự tin hơn đă cho thấy ông biết cách tận dụng tối đa các nguồn lực để đạt được điều ḿnh muốn trong nhiệm kỳ thứ hai.
“Ông ấy thực sự biết cách kéo các đ̣n bẩy quyền lực lần này, hơn hẳn lần trước”, chiến lược gia Đảng Cộng ḥa Rina Shah nhận xét.
Giáo sư khoa học chính trị Claire Wofford từ Đại học Charleston cho rằng ông Trump không chỉ dùng sắc lệnh để thúc đẩy chính sách, mà c̣n gửi thông điệp đến cử tri ủng hộ ông - như việc cắt giảm quyền công dân theo nơi sinh - và thử nghiệm giới hạn quyền lực của ḿnh.
VietBF@ sưu tập