Nữ tiến sĩ Việt và trăn trở nơi xứ người - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 06-19-2013   #1
saigon75
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
saigon75's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 73
saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2
Default Nữ tiến sĩ Việt và trăn trở nơi xứ người

Phụ nữ có thể vừa làm khoa học vừa làm vợ và làm mẹ được không? – đó là trăn trở của rất nhiều cô gái chọn con đường học tập, nghiên cứu tại nước ngoài.
Trong số những du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, càng ngày tôi càng được gặp nhiều gương mặt phụ nữ tài năng trong các ngành khoa học và kĩ thuật. Các ngành này trước đây không được coi là nghề cho phụ nữ nhưng ngày nay chính phủ của các nước phát triển đều khuyến khích phụ nữ làm khoa học. Môi trường nghiên cứu khoa học ở Mỹ rất tốt nhưng cũng rất khắc nghiệt.
Chẳng hạn như thời gian đào tạo tiến sĩ trong ngành sinh học trung b́nh là 5 năm, đào tạo sau tiến sĩ trung b́nh 5 năm nữa. Nghiên cứu sinh (NCS) và học giả sau tiến sĩ (STS) thường phải làm việc 10-12 tiếng/ngày, 6-7 ngày/tuần để đạt kết quả tốt. Với phụ nữ, làm sao chúng ta đảm nhiệm công việc như vậy trong khi vẫn có thể lập gia đ́nh và nuôi dạy con cái? Tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm của ḿnh với các bạn để trả lời phần nào câu hỏi này.
Tôi sinh ra trong một gia đ́nh dược sĩ ở Hà Nội. Bố mẹ tôi khuyến khích tôi học nhưng cũng chú ư việc dạy con gái theo truyền thống Việt Nam. Bố tôi hay nhắc “Đi ngủ sớm đi con, đừng học nữa, con gái phải giữ ǵn sức khỏe và nhan sắc đấy”. Mẹ tôi th́ bảo “Con gái phải biết nội trợ khéo léo để sau này chăm chồng chăm con”. Mặc dù tôi nghe lời bố mẹ, học nội trợ và làm nhiều việc nhà, nhưng luôn bị cuốn hút bởi thế giới bên ngoài. Tôi rất thích các môn khoa học, đặc biệt là sinh học, v́ thích khám phá những điều thú vị trong tự nhiên.
19 tuổi, tôi quyết tâm sang Singapore để theo đuổi ước mơ trở thành nhà khoa học của ḿnh. Từ năm thứ hai ở Đại học Quốc gia Singapore, tôi đă lên pḥng thí nghiệm học và say sưa nghiên cứu. Bố mẹ tôi lo lắng hỏi “Con vẫn chưa có người yêu à?” Mấy anh bạn thân bảo “Em học nhiều vậy th́ ế chồng mất thôi, ngày nào cũng ở trên pḥng thí nghiệm đến nửa đêm th́ ai mà chịu được”.
Cuối cùng tôi yêu một anh chàng NCS nghèo người nước ngoài. Bố mẹ tôi nửa khóc nửa mếu nhưng tôi th́ rất hạnh phúc với người yêu của ḿnh, nhất là khi được chia sẻ niềm say mê khoa học với anh. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi kết hôn và bắt đầu làm NCS ở Singapore-MIT Alliance.

Hai mẹ con nhận giải thưởng Quốc gia (Singapore 2009) .
Từ năm 2004, mẹ tôi bị bệnh thoái hóa thần kinh vận động, liệt chân tay rồi toàn thân. Tôi t́m thầy thuốc khắp nơi nhưng ai cũng lắc đầu, không có thuốc chữa. Tôi chuyển hướng sang nghiên cứu về thần kinh với mong ước cứu mẹ. Nhưng từ nghiên cứu đến thuốc chữa rất xa xôi. Mặc dù chưa t́m ra cách chữa bệnh cho mẹ, nghiên cứu của tôi đă có nhiều kết quả thú vị, đặc biệt về chức năng của một phân tử RNA quan trọng, miR-125b, trong phân hóa thần kinh và ung thư. Khi thầy hướng dẫn của tôi, GS. Harvey Lodish sang Việt Nam và ghé thăm nhà tôi, thầy rất ái ngại khi thấy mẹ tôi ốm liệt giường. Tôi rất bất ngờ khi thầy nói với bố mẹ tôi “Tôi biết là anh chị rất tự hào về con gái ḿnh. Cháu cần phải sang Mỹ để được đào tạo thành tài.” Thế là bố mẹ tôi phấn khởi, động viên tôi đi Mỹ.
Trong năm cuối của chương tŕnh NCS, khi tôi đang say sưa làm nốt đề tài và viết mấy bài báo th́ lại có bầu. Cả nhà tôi đều mừng rỡ. Nhưng chẳng may, đến lúc tôi phải sang Mỹ đi hội thảo và phỏng vấn th́ chồng tôi lại không xin được visa để đi cùng. Tôi quyết tâm đi một ḿnh với cái bụng 5 tháng của ḿnh. Tôi được GS. Lodish giúp đỡ rất tận t́nh, giới thiệu đến các pḥng thí nghiệm đầu ngành để xin thực tập STS.
Tôi đi một tháng trời, một mẹ một con, trên những con đường mùa đông tuyết rơi lạnh giá ở Boston và những con đường dài tối đen mà trạm xe buưt th́ xa lắc lơ ở La Jolla. Đêm Noen, tôi ngồi trên máy bay với đứa con trong bụng đạp gọi mẹ, nghe bài “All I want for Christmas is you” mà ̣a khóc. Tôi làm mẹ rồi, phải dừng lại để lo cho con chứ! Giờ tôi mới thấm thía cái khổ của phụ nữ làm khoa học!
Sinh con ở Singapore trong cái nắng gay gắt, tôi vừa cho con bú, vừa viết luận văn. Sau một tháng, tôi được gọi đi phỏng vấn giải L’Oréal Singapore for Women in Science National fellowship. Dựa vào thành tích nghiên cứu, tôi được chọn trong số ba phụ nữ đầu tiên nhận giải này ở Singapore. Tôi là sinh viên duy nhất (hai người c̣n lại là một giáo sư và một học giả STS) và cũng là người duy nhất đă có con. Bộ trưởng bộ giáo dục Singapore hỏi tôi “Kia có phải con cháu không? Mang bé lên đây”. Thế là tôi ôm con thay v́ ôm bằng khen như hai chị cùng đựợc giải. Ảnh mẹ con tôi được đăng khắp các báo ở Singapore. Lần đầu tiên tôi thấy tự hào là một người mẹ làm khoa học.

Ông bà ngoại vui mừng đón cháu về thăm (Hà Nội 2012) .
Sự nghiệp khoa học không cho tôi được nghỉ ngơi. Khi vợ chồng tôi sang Boston thực tập STS, bố mẹ hai bên đều không sang giúp được. Công việc mới của chúng tôi rất bận nên phải gửi con ở nhà trẻ 10 tiếng/ngày. Mùa đông đầu tiên, trời lạnh và đầy tuyết, tuần nào cháu cũng ốm 3-4 ngày. Hai vợ chồng tôi phải nghỉ làm, thay ca trông con. Với đồng lương ít ỏi, ốm đau liên tục, đi lại vất vả, cả nhà tôi sống vô cùng chật vật. Con gái bé bỏng của tôi 8 tháng liền không tăng cân nào. Mẹ tôi vẫn ốm nặng nên mới khi sang, tôi lại dốc hết tiền mua vé về Việt Nam. Nh́n mẹ con tôi mệt mỏi, thất thểu về nhà, họ hàng ai cũng xót xa. Thấy con tôi gầy c̣m, có người c̣n chê cười “mày làm khoa học mà nuôi con chẳng khoa học ǵ cả”.
Tôi bị chứng mất ngủ, đêm nào cũng thao thức, một phần lo công việc một phần lo cho gia đ́nh. Công việc của tôi khá chậm v́ không đủ thời gian làm việc và giao lưu với đồng nghiệp. Ở nhà th́ tôi không có thời gian nội trợ và chăm con cẩn thận. Nhiều người khuyên tôi bỏ nghề nghiên cứu như đa số chị em cùng t́nh cảnh. Nhưng tôi không muốn rút lui. Để giải quyết khó khăn về tài chính và để được độc lập hơn trong nghiên cứu, tôi nộp đơn xin học bổng khắp nơi. Khi đọc thư của thầy Lodish gửi tới các quỹ học bổng giới thiệu về tôi, tôi thấy vừa xúc động vừa bối rối trước bao lời khen ngợi và những điều thầy dự đoán trên cả khả năng của tôi.
Thầy bảo tôi là khi thầy sang Đức thuyết tŕnh về đề tài của tôi, thầy đưa ảnh của mẹ con tôi lên màn h́nh để nói với các sinh viên nữ ở Đức rằng học tṛ của thầy có thể sinh con trong thời gian học NCS và vẫn tốt nghiệp xuất sắc, một việc rất khó làm ở Đức. Tôi nh́n ánh mắt đầy từ hào của thầy mà thấy ḿnh phải cố gắng hơn nữa. Từ năm 2011, tôi được nhận học bổng Jane Coffin Childs với lương khá cao và trợ cấp cho con nhỏ. T́nh h́nh kinh tế của gia đ́nh tôi giờ đỡ khó khăn hơn.
Để phối hợp hiệu quả hơn trong công việc và gia đ́nh, vợ chồng tôi làm một thời gian biểu chung. Chúng tôi chia sẻ việc nhà và thời gian chăm con. Cuối tuần nào hai vợ chồng cũng thay phiên đi làm và đưa con đi chơi, giao lưu với bạn bè. Con gái tôi giờ đă 4 tuổi, qua ba mùa đông khắc nghiệt, đă trở nên cứng cỏi, ít khi ốm đau. Mặc dù vẫn gầy nhưng cháu cao như các bạn ở lớp, rất hiếu động và ham học. Hàng năm, mẹ con tôi vẫn về Việt Nam thăm ông bà, mặc dù mệt nhưng rất vui.
Nh́n mẹ tôi và nhiều người quen mắc bệnh hiểm nghèo mà tôi thấy ḿnh phải cố gắng hơn trong nghiên cứu để góp phần vào sự phát triển của y học. Giờ bố mẹ tôi đă thấy cảm thông và đồng t́nh với những lựa chọn của tôi. Cuối tuần thấy mẹ đi làm, con gái tôi bảo “Con cũng muốn lên pḥng thí nghiệm như mẹ.” Tôi mỉm cười nghĩ nếu sau này con gái cũng thích làm khoa học th́ tôi mong sẽ là người đầu tiên nắm tay con dắt đi trên con đường này và truyền cho con một niềm tin rằng phụ nữ hoàn toàn có thể vừa thành công trong sự nghiệp khoa học và vừa có một gia đ́nh hạnh phúc.
Theo Lê Nguyệt Minh
Dân trí
saigon75_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	cafengoctung.jpg1.jpg
Views:	11
Size:	45.3 KB
ID:	483832
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC7

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:43.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06147 seconds with 14 queries