Nhiều người rất đỗi ngạc nhiên, ṭ ṃ trước hành động tặng mẹ già ngoài 80 tuổi chiếc Iphone trong mùa Vu lan năm nay của một tiến sĩ tâm lư học.
“Iphone xài cũng dễ con heng!”
Câu chuyện về người mẹ của PGS.TS Huỳnh Văn Sơn biết dùng Iphone tuy giản dị nhưng cảm động
Để báo hiếu cha mẹ đă có công nuôi dưỡng sinh thành ra ḿnh, hầu hết những người con thường chọn những món quà mà cha mẹ thích như chiếc cài tóc cho mẹ, một quyển sách viết về mẹ hay một chiếc đĩa CD nhạc mà mẹ thích nghe, một chậu cây cảnh nhỏ xinh cho ba. Chứ ít ai tặng những thứ mà cha mẹ không biết và chưa từng dùng bao giờ.
Bởi vậy mà quyết định tặng mẹ một chiếc Iphone hiện đại của PGS. TS Tâm lư Huỳnh Văn Sơn đă khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Bởi một cụ già đă ở tuổi ngoài 80, tóc đă bạc trắng, đôi mắt mờ đục hơn xưa, chân đi c̣n chậm chạp nói ǵ đến sử dụng công nghệ.
“Ban đầu mẹ tôi nhất định không chịu nhận chiếc Iphone này v́ mẹ bảo có biết ǵ đâu mà lấy. Thuyết phục mẹ măi, rằng mẹ cứ thử xài đi. Mẹ không xài làm sao mà liên lạc cho con và tṛ chuyện với con mỗi lúc con đi công tác xa nhà được. Lúc này, mẹ chỉ ậm ừ, lóng ngóng cầm lấy chiếc Iphone trên tay.
Những ngày sau đó, mẹ phải ḍ dẫm, khám phá chiếc Iphone từng li từng tí như đứa trẻ mới học đọc, học viết vậy. Rồi một thời gian sau, tôi gọi về cho mẹ hỏi mẹ đă xài được Iphone chưa? Mẹ cười nói: “Mẹ xài được rồi. Iphone cũng xài dễ quá con heng! Điều này khiến tôi vui mừng khôn xiết. Cảm ơn mẹ đă sử dụng Iphone dù đă qua tuổi bát tuần”, PGS. TS Huỳnh Văn Sơn chia sẻ tại buổi hội thảo “Chữ Hiếu thời đương đại” ngày 18/8.
Theo ông Sơn, có thể chúng ta sẽ phê b́nh vội khi thấy ḿnh tặng những món quà hiện đại cho mẹ già để làm sang. Nhưng ít ai biết được rằng, đừng chỉ cho mẹ những ǵ mẹ thích mà hăy cho mẹ tiếp cận với những công nghệ mới, có thể khó đôi chút nhưng nếu chúng ta chịu chăm chút, mẹ sẽ làm được thôi. Và để mẹ biết được rằng, mẹ vẫn c̣n minh mẫn lắm, có ích lắm.
Mẹ xuôi tay con có kịp về?
Cũng tặng mẹ một món quà đắt tiền là một căn nhà sang trọng với đầy đủ tiện nghi nhưng mẹ anh Hiệp vẫn buồn. Anh Hiệp tâm sự: “Ba mất sớm, tôi phải đi làm xa. Khi có điều kiện, tôi mua tặng mẹ một căn nhà lớn ở trung tâm Sài G̣n những mong mẹ vui. Nhưng ở nhà chỉ có một ḿnh mẹ ra vào lặng lẽ. Mỗi lần mẹ gọi điện thường nhắc: Dạo này con làm ăn được không? Tôi trả lời: Dạ được. Mẹ lại nói: Mẹ tưởng công việc không tốt th́ về với mẹ, mẹ vẫn c̣n để dành được ít tiền…
Sợ nhất là những khi gọi điện thoại cho mẹ mà măi chẳng thấy ai nghe. Đến khi nghe mẹ nói: Mẹ qua nhà hàng xóm chơi với mấy đứa cháu cho đỡ buồn đó mà, khiến tôi xót xa vô cùng”.
Lo làm ăn xa, một tháng chỉ về thăm mẹ được một lần. Mỗi lần về thăm mẹ ở Cần Thơ, anh Trung thường đưa cho mẹ 1 triệu nhưng nhất định mẹ không chịu cầm. V́ mẹ bảo, mẹ ở quê và mẹ cũng già rồi, có tiêu pha ăn uống ǵ mấy đâu, con cứ giữ bên ḿnh, pḥng khi ốm đau.
“Thế là tôi đành giấu mẹ, lấy tiền giấu vào gác bếp rồi gọi điện về cho mẹ nói là con để quên tiền ở nhà, mẹ lấy cất giùm con mà nhớ là khi con về mà tiền vẫn c̣n nguyên, không tiêu đồng nào là con giận mẹ luôn. Biết là mẹ sẽ chẳng tiêu pha ǵ mấy đâu mà mẹ chỉ muốn cuối tuần, cả nhà quây quần bên mâm cơm. Chuyện đơn giản vậy mà nào tôi có làm được. Nhiều đêm thức trắng nghĩ: Lỡ một ngày nào đó mẹ ra đi, con có về kịp?”, anh Trung thở dài nói.
Theo PGS. TS Huỳnh Văn Sơn, chữ “Hiếu” trong thời ḱ hiện đại ngày nay không chỉ là cách báo hiếu mà quan trọng hơn hết là việc thể hiện chữ “Hiếu” trong cách nghĩ, cách làm, cách cư xử của những người con đối với đấng sinh thành của ḿnh trong mỗi giây phút của cuộc đời ḿnh.
Thế nhưng, ngày nay, ít người c̣n có quan niệm “từ quan” để về vườn trông nom cha mẹ già, cũng ít người c̣n có thể sống cuộc sống tứ đại đồng đường sum họp. Và có khi người ta chỉ có thể thăm nom cha mẹ của ḿnh bằng điện thoại, email hay những phong b́ hàng tháng cho nhà dưỡng lăo… Để rồi ít ai nghĩ được rằng, trong cuộc đời chỉ c̣n gặp mẹ được mấy lần.
Nguồn: Thúy Ngà/ Infonet