Vietbf.com - Cam Bốt ngày càng lộ rơ thái độ thần phục Trung Quốc, v́ Cam Bốt muốn làm một chư hầu ngoan hiền cho Bắc Kinh, nên đă lớn tiếng đả kích sự can dự của Mỹ vào Biển Đông, mà giới chức lănh đạo Phnom Penh hầu như không bỏ lỡ dịp nào để bênh đàn anh Trung Quốc.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (P) và đồng nhiệm Cam Bốt Prak Sokhonn . Ảnh chụp trước cuộc họp tại bộ Ngoại Giao Cam Bốt, ngày 22/04/2016.
Theo ông Prak Sokhon, Biển Đông sẽ tiếp tục là một « vấn đề nóng » do sự can dự của Mỹ vào khu vực. Ông nói : « Mặc dù có một số dấu hiệu tích cực và tiến bộ đă được các lănh đạo ASEAN và Trung Quốc thực hiện trong việc xây dựng các cơ chế cải thiện an toàn và ḷng tin tưởng vào nhau, tôi vẫn thấy trước khả năng có những thách thức mới ».
Đối với ngoại trưởng Cam Bốt, phát biểu của ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong buổi điều trần tháng Giêng vừa qua để được Thượng Viện xác nhận chức vụ, có thể dẫn đến xung đột trong khu vực.
Vào khi ấy, ông Tillerson cho rằng cần phải ngăn không cho Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo mà họ đă xây dựng tại Biển Đông, những tuyên bố đă làm dấy lên quan ngại về nguy cơ nổ ra xung đột Mỹ-Trung.
Ông Sokhon c̣n chĩa mũi dùi vào đề nghị ngân sách quốc pḥng mới của tổng thống Donald Trump, kêu gọi tăng thêm 54 tỉ đô la chi tiêu quân sự. Theo ngoại trưởng Cam Bốt, khi quân đội Mỹ được rót thêm tiền, điều đó chỉ làm gia tăng t́nh trạng bất ổn.
Tillerson : Một ngoại trưởng yếu thế
Điều thể hiện rơ thái độ cố t́nh t́m cớ đả kích Mỹ là việc ngoại trưởng Cam Bốt đă « hâm » lại tuyên bố cũ của ngoại trưởng Mỹ vào lúc mà thực tế không đáng ngại như người ta lầm tưởng, và những ư tưởng mà ông Tillerson phát biểu không hề được thực hiện, và đó dường như không phải là chính sách Biển Đông của Mỹ.
Mặt khác, giới quan sát tại Washington ngày càng cho rằng ngoại trưởng Tillerson rất yếu thế trong chính quyền Trump, bị tổng thống Mỹ gạt ra bên lề các cuộc họp quan trọng của ông Trump với các lănh đạo chủ chốt trên thế giới, cũng như ít được tham khảo trong những tuyên bố chính sách quan trọng.
Trong hơn 50 ngày qua kể từ khi ông Donald Trump chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ, Hoa Kỳ tiếp tục điều chiến hạm và phi cơ đến Biển Đông để khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không. Thế nhưng, như chuyên gia Greg Raymond thuộc Đại Học Quốc Gia Úc đă nhận định, chính sách đó đă bắt đầu từ thời Barack Obama.
Theo báo Phnom Penh Post, lời đả kích Mỹ của ngoại trưởng Prak Sokhon được đưa ra vào lúc các quan chức Cam Bốt bắt đầu nặng lời công kích Mỹ, nhắc lại các vấn đề gây tranh căi như những chiến dịch ném bom Cam Bốt vào những năm 1970, hay khoản tiền Cam Bốt nợ Mỹ trong thời kỳ chiến tranh mà cho đến nay vẫn chưa trả.
Đă đả Mỹ th́ tất nhiên phải bênh Trung Quốc. Trong thời gian gần đây, Cam Bốt luôn ra mặt ủng hộ Trung Quốc trong các tranh chấp của Bắc Kinh với các láng giềng trên Biển Đông và ngăn chặn không cho ASEAN ra tuyên bố chung chống lại Trung Quốc.
Sau cuộc họp gần đây nhất ở Philippines, ngoại trưởng Prak Sokhon đă ca ngợi vai tṛ quan trọng của Trung Quốc như là một đối tác chiến lược và kêu gọi tiếp tục đàm phán về bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông mà ASEAN mong muốn.