NATO lo ngại cực kỳ khi ứng viên Tổng thống Donald Trump đắc cử bởi trong quá tŕnh tranh cử ông Trump đă tuyến bố Mỹ không tài trợ cho NATO mà họ phải trả tiền cho quân đội Mỹ tất cả các khoản chi. NATO đă phải nhóm họp để t́m cách đối phó với tân Tổng thống Mỹ. Và đây là kết quả của cuộc điện đàm giữa Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg và Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump vào ngày 18.11.
Trong cuộc tṛ chuyện, cả hai ông đều nhấn mạnh tầm quan trọng về sự bền vững của liên minh NATO và đảm bảo duy tŕ cam kết về an ninh của khối.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump đă gây lo ngại cho các nước đồng minh NATO khi lên án họ chi tiêu quá ít cho quốc pḥng và có thể rút khỏi khối trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Nga.
“Tổng thống Mỹ mới đắc cử và Tổng thư kư đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng về sự bền vững của NATO đồng thời thảo luận về cách thích ứng của khối trong môi trường an ninh mới, trong đó đề ra cách đối phó với chủ nghĩa khủng bố”, tuyên bố của NATO sau cuộc điện đàm.
Hiện ông Trump và các cộng sự chưa đưa ra b́nh luận nào về cuộc điện đàm với người đứng đầu NATO.
Hai nhà lănh đạo cũng đề cập đến chi tiêu quốc pḥng và đồng ư rằng “đă có tiến bộ về chia sẻ gánh nặng được công bằng hơn, nhưng c̣n nhiều việc phải làm”, nhấn mạnh đến việc Mỹ hiện đang phải chi trả nhiều hơn châu Âu trong việc bảo đảm an ninh cho các nước đồng minh này.
Kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ, các nước NATO đă cắt giảm chi tiêu quốc pḥng xuống mức thấp nhất trong lịch sử, tạo nên gánh nặng cho Mỹ khi phải chi đến 3/4 tổng chi phí hoạt động của liên minh.
Việc Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin trở nên quyết đoán hơn đă buộc các chính phủ châu Âu một lần nữa phải chi tiêu cho quốc pḥng nhiều hơn.
Trên thực tế chỉ có Anh, Ba Lan, Hy Lạp và Estonia là các quốc gia châu Âu đáp ứng được những mục tiêu của NATO khi dành 2% GDP cho ngân sách quốc pḥng. Ngay cả cường quốc kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức cũng chỉ bỏ gần 2% GDP cho chi tiêu quốc pḥng. V́ vậy Tổng thống Obama đă nhiều lần thúc giục các đồng minh phải chi nhiều hơn cho quân sự nhưng cho đến nay các nước chưa đồng ư.
Trước cuộc điện đàm với ông Trump, phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh ở Brussels, ông Stoltenberg nói chi tiêu quốc pḥng ở châu Âu là một trong những ưu tiên hàng đầu của ông và hy vọng sẽ được đáp ứng dưới sự hỗ trợ của các Bộ trưởng Quốc pḥng thành viên NATO. Tuy nhiên, việc muốn tăng chi tiêu quốc pḥng lại vấp phải sự phản đối từ các nhà quản lư tài chính.
“Khi căng thẳng leo thang, chúng ta phải tăng chi tiêu cho quốc pḥng”, ông Stoltenberg nói.
Người đứng đầu khối NATO điểm lại các sự kiện gần đây ở Bắc và Tây Phi, mối đe dọa của chiến binh Hồi giáo và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.
“Hăy dừng lại việc cắt giảm và phải tăng chi tiêu quốc pḥng lên 2% GDP, đây là thông điệp mạnh mẽ gửi tới các thành viên. Điều đáng mừng là chúng tôi đă có nhiều tiến bộ mặc dù chặng đường c̣n rất dài. Tôi chắc chắn NATO sẽ là sự ưu tiên hàng đầu của ông Trump”, ông Stoltenberg nói thêm.
Ông Stoltenberg hy vọng ngân sách chi tiêu quốc pḥng châu Âu trong năm 2016 sẽ tăng thêm 3%. Theo ông, nếu tất cả các đồng minh châu Âu và Canada dành 2% GDP cho ngân sách quốc pḥng th́ NATO sẽ có thêm 100 tỉ USD chi tiêu.