Trung Quốc thông báo ở thành phố Tây An gần biên giới với Triều Tiên có
mức độ phóng xạ tăng vọt. Bắc Kinh rất lo ngại việc Triều Tiên phát triển chương tŕnh hạt nhân th́ Trung Quốc sẽ là nước bị ảnh hưởng đầu tiên. Trong khi đó th́ Triều Tiên tuyên bố tiếp tục phát triển chương tŕnh hạt nhân trong năm 2018, theo một bài báo cùa hăng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng hôm 30-12.
"Với tư cách là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân có trách nhiệm, Triều Tiên sẽ dẫn dắt xu hướng lịch sử đi theo con đường duy nhất là độc lập và công lư, bất chấp tất cả giông băo trên trái đất" - bài báo có tên gọi "Không thế lực nào có thể đánh bại độc lập và công lư" nhấn mạnh.
Trong khi khẳng định quyết tâm "củng cố năng lực pḥng vệ lẫn tấn công phủ đầu của lực lượng hạt nhân", bài báo điểm lại các cột mốc tên lửa - hạt nhân của Triều Tiên trong năm 2017, nổi bật là vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa "mang đầu đạn siêu lớn và nặng" có thể tấn công lục địa Mỹ vào ngày 29-11.
Trong khi Mỹ dè chừng tên lửa Triều Tiên th́ Trung Quốc có thể phải e ngại vấn đề hạt nhân của B́nh Nhưỡng hơn. Theo báo South China Morning Post (SCMP), sau vụ thử hạt nhân gần đây nhất và mạnh nhất của Triều Tiên vào tháng 9, mức độ phóng xạ ghi nhận được ở Tây An, thành phố Trung Quốc nằm cách băi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên gần 2.000 km, đă tăng vọt.
Cụ thể, từ ngày 3 đến 11-9, nồng độ đồng vị phóng xạ iodine-129 ở Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây ở Tây Bắc Trung Quốc, tăng ít nhất 4,5 lần (đỉnh điểm là gấp 9 lần) so với mức trung b́nh, theo kết quả phân tích được công bố gần đây của Học viện Khoa học Trung Quốc.
Người dân Seoul – Hàn Quốc xem bản tin về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hôm 3-9 Ảnh: AP
Iodine-129 hiếm khi xuất hiện trên tự nhiên mà thường được sinh ra sau các hoạt động phân hạt nhân do con người thực hiện. Bà Zhang Luyuan, nhà vật lư dẫn đầu cuộc điều tra, nói bà "nổi da gà" khi nh́n thấy biểu đồ ghi lại nồng độ. Theo nhóm điều tra, để tạo ra nồng độ iodine-129 như ở Tây An, quả bom mà Triều Tiên thử có thể "lớn hơn gấp nhiều lần" so với các tính toán trước đó.
Tuy nhiên, nhà vật lư Guo Qiuju của Trường ĐH Bắc Kinh tỏ ra nghi ngờ bởi các trạm quan sát ở khu vực núi cao tại biên giới hai nước không ghi nhận các đồng vị như iodine-129 trong thời gian trên.
Một giả thuyết khác là bụi phóng xạ bắt nguồn từ phía Tây châu Âu, bởi khu vực này có 2 nhà máy tái chế nhiên liệu hạt nhân lớn nhất thế giới đặt tại Anh và Pháp và đă thải ra môi trường hơn 6 tấn iodine-129 kể từ những năm 1960 - nhiều gấp 100 lần lượng iodine-129 tạo ra bởi tất cả vụ thử vũ khí hạt nhân cộng lại. Thế nhưng, Tây An lại cách Pháp và Anh tới hơn 8.000 km.
"Nếu lượng phóng xạ này đến từ châu Âu th́ ở đó đă phải xảy ra một tai nạn vô cùng nghiêm trọng và trên đường bay tới Trung Quốc, nó chắc chắn gây ra rất nhiều báo động" - bà Guo Qiuju phản bác.
Giả thuyết thứ ba, như một chuyên gia hạt nhân giấu tên tiết lộ, "có thể đến từ chính Tây An", bởi Viện Nghiên cứu Công nghệ hạt nhân Tây Bắc của quân đội Trung Quốc đặt tại thành phố này.
Therealtz © VietBF