- Thời báo Hoàn cầu vừa đăng một vài hình ảnh về tàu sân bay mô phỏng trên mặt đất, dùng cho huấn luyện phi công tiêm kích hạm Không quân Ấn Độ
Hình ảnh vệ tinh chụp tàu sân bay "trên cạn" tại trung tâm huấn luyện phi công tiêm kích hạm của Quân đội Ấn Độ. Nhìn từ vệ tinh, tàu sân bay mô phỏng này dường như được chế tạo tương đương kích thước thật, thậm chí còn có tháp điều khiển, khu đỗ máy bay tương tự tàu sân bay.
Boong phóng kiểu nhảy cầu của tàu sân bay "trên cạn" Hải quân Ấn Độ. Kiểu boong phóng này xuất hiện trên tàu sân bay hạng nhẹ INS Viraat (đang hoạt động) và INS Vikramaditya (thử nghiệm tại Nga). Trong ảnh là một chiếc tiêm kích cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng Harrier (trang bị cho tàu INS Viraat) trong giờ huấn luyện.
Không quân Ấn Độ vừa chính thức đưa vào hoạt động phi đội tiêm kích hạm đầu tiên, mang số hiệu 303 Báo Đen. Phi đội này trang bị loại tiêm kích hạm MiG-29K/KUB do Công ty Mikoyan Nga sản xuất.
MiG-29K sẽ được trang bị cho tàu sân bay thứ 2 của Hải quân Ấn Độ, INS Vikramaditya.
Phi đội 303 Báo đen biên chế 16 tiêm kích MiG-29 gồm 2 biến thể: biến thể chiến đấu một chỗ ngồi MiG-29K (12 chiếc) và biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi MiG-29KUB (4 chiếc).
Những chiếc MiG-29K có thể được đưa tới trung tâm huấn luyện mô phỏng của Ấn Độ để phi công huấn luyện thành thục việc cất, hạ cánh trên tàu sân bay. Trước đó, phi công Ấn Độ đã được chuyên gia Nga kèm cặp thực hành trên boong tàu sân bay INS Vikramaditay thử nghiệm tại Nga.
Trong ảnh là tiêm kích hạm MiG-29K cất cánh từ boong phóng tàu INS Vikramaditya.
Tiêm kích hạm MiG-29K có khả năng mang 5,5 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn - trung R-73/27/77; tên lửa không đối đất Kh-25/29; tên lửa không đối hạm Kh-31A/35; tên lửa chống tàu và bom có điều khiển.
MiG-29K thiết kế với kiểu cánh chính có thể gập lại nhằm tiết kiệm diện tích trên tàu sân bay.
theo kienthuc