Trong khi ngoại t́nh vẫn đang là vấn đề bị lên án ở xă hội ta hiện nay th́ đa phần đàn ông lại cho đó là b́nh thường.
Bởi với họ chuyện ngoài luồng thường là cảm xúc chứ ít khi là t́nh yêu. Và, với những câu chuyện lớn hơn gây xôn xao dư luận th́ lại có một sự đánh tráo khái niệm về sự lăng mạn, tri kỉ…
Con số khủng nhưng không… sốc?
Theo một kết quả nghiên cứu của nam giới Việt Nam do Viện Nghiên cứu phát triển xă hội (ISDS) được thực hiện với 5.300 người (trong đó 2.400 nam và 2.900 nữ) trong độ tuổi từ 18- 65 tại 11 tỉnh, thành phố trên toàn quốc cho thấy số bạn t́nh được một số đàn ông tiết lộ ở con số kỷ lục là trên 200 người.
Tuy nhiên, không ít nam giới khi nghe kết quả này cũng chẳng thấy có ǵ là ghê gớm. Anh Nguyễn Văn Hưng (cán bộ trong ngành xă hội trên địa bàn Hà Nội) phân tích: “Với nam giới sinh sống ở thành phố lớn, lại đào hoa, đa t́nh, có điều kiện cả về tài chính và sức khỏe th́ số người phụ nữ anh ta từng quan hệ không thể dừng ở con số 200 được.
|
Ảnh minh họa.
|
Bởi nếu tính cả một quá tŕnh quan hệ từ năm 16 hoặc 17 tuổi cho đến khoảng 60 tuổi th́ danh sách người t́nh sẽ dài hơn nhiều. Thậm chí, nếu tính cả những cuộc t́nh một đêm, t́nh công sở, quan hệ bất chợt trong các chuyến đi công tác với cả đối tượng là bồ th́ tôi nghĩ không ít người đến cuối đời, danh sách ấy phải lên tới 300, thậm chí 400”.
V́ sao đàn ông, nhất là những người có vợ, lại “hư đốn” như vậy? Ngoài bản tính thích chinh phục ra, th́ c̣n nguyên nhân ǵ khác?
Chuyên gia tâm lư Lê Thị Thu Hiền (Trung tâm tư vấn Người bạn tri kỷ) cho rằng: “Đối với nam giới, việc làm cho vợ hạnh phúc và vui sướng là niềm tự hào lớn trong ḷng họ nhưng đồng thời họ cũng cần được ghi nhận, động viên về thành quả đó để có động lực tiếp tục quá tŕnh.
Nhưng các bà vợ Việt v́ quá bận bịu với con cái, công việc gia đ́nh, cơ quan nên họ không có thời gian và thực tế là họ cũng ít tâm lư đến mức biết động viên, khích lệ chồng đúng lúc. Điều đó khiến đàn ông cảm thấy hụt hẫng, cảm thấy không được tâng lên cao như họ mong muốn, họ cô đơn ngay chính trong mái ấm của ḿnh.
Trong khi đó, với các cô bồ th́ nam giới dễ dàng t́m được điều này. Hoặc tâm lư muốn t́m cái mới, lạ cũng là một trong những nguyên nhân khiến nam giới sẵn sàng “nhập cuộc” khi bắt được tín hiệu nào đó”.
Đánh tráo khái niệm
Không chỉ là những câu chuyện ngoài luồng thông thường trong đời sống, thời gian gần đây, những thông tin lùm xùm về chuyện t́nh cảm ở nơi này nơi khác liên tiếp diễn ra thậm chí ngay cả với những chính khách và quan chức.
Mới đây nhất, sau thông tin một tổng giám đốc công ty cổ phần dược phẩm bị nhân viên tống tiền th́ một t́nh tiết mới được đưa ra đó là người vợ làm giấy xác nhận có nội dung rằng bà đă dùng điện thoại của chồng để nhắn cả ngàn tin nhắn cho cô T. với mục đích t́m cho ra tác giả của những tin nhắn “mồi chài” chồng ḿnh.
Có một mẫu số chung là nhưng chuyện bê bối t́nh ái của các quan chức, chính khách thường được người trong cuộc che đậy, hay đánh tráo khái niệm bằng lời giải thích rất hợp lư: đó là sự lăng mạn.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Viết Chức, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội th́ không chỉ ở các nước Á Đông, mà ở cả các nước phương Tây, những “sự lăng mạn” kiểu này là vấn đề rất nghiêm trọng, bị dư luận phán xét nhiều.
“Đàn ông nh́n thấy phụ nữ đẹp phải thấy trân trọng, phải biết rung động nhưng khi anh khoác lên ḿnh danh xưng chính khách th́ phải rung động trong giới hạn như thế nào? Sự chiếm hữu khác với rung động, bởi khi người đàn ông nh́n thấy phụ nữ đẹp, cả bên ngoài và cả tâm hồn mà không xúc động th́ là giả dối.
Sự rung động đó là tự nhiên nhưng nếu quá giới hạn th́ không c̣n là sự lăng mạn. Thậm chí có những người người ta yêu thực sự, cái yêu đó phải giữ măi trong ḷng, phải cầu mong cho người ḿnh yêu hạnh phúc.
Nhưng hiện nay có người mới có chút t́nh cảm tốt đẹp với người khác đă nảy ra ư nghĩ chiếm đoạt. Thậm chí là dùng quyền lực, uy tín, đồng tiền ḿnh có để chiếm đoạt người mà anh ta cho là xinh đẹp đó. Đó là điều rất đáng buồn, nó báo động sự suy thoái trong đạo đức và lối sống” – ông Chức bày tỏ.
Theo Pháp Luật Việt Nam