Việt Nam đang chết dở v́ hàng loạt đập thủy điện trên sông Mê Kông - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Việt Nam đang chết dở v́ hàng loạt đập thủy điện trên sông Mê Kông
Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc và trải dài suốt từ đây cho đến cửa biển ở Việt Nam. Ḍn sông này chính là huyết mạch của tất cả các quốc gia mà nó đi qua. Các quốc gia như Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia đă tận dụng ḍng chảy của sông để xây hàng loạt đập thủy điện, chính những con đập này đă ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân ở hạ nguồn như Việt Nam.

Từ thượng nguồn ở độ cao gần 5 km so với mực nước biển ở tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc cho đến vùng đồng bằng miền Tây của Việt Nam, sông Mekong uốn lượn trên quăng đường hơn 4.300 km, được đánh giá là huyết mạch của các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, các đập thủy điện mọc lên dày đặc đă phá vỡ hệ sinh thái Mekong.

Đến nay, Trung Quốc đă xây 6 đập thủy điện trải dọc sông Mekong. Lào và Campuchia định xây thêm hơn 10 đập, và không dừng lại ở đó. Các con đập này ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thủy sản trong khu vực cũng như việc tưới tiêu phục vụ trồng trọt, canh tác của nông dân, có thể khiến hàng triệu người lâm vào cảnh đói nghèo. Và bằng chứng là những thay đổi đột ngột của mực nước và hạn hán nặng nề ở hạ lưu Mekong.


Hàng loạt thủy điện của Trung Quốc xây ở thượng nguồn sông Mekong. Ngày 15/3, Trung Quốc đă xả lũ ở đập Cảnh Hồng (Jinghong) theo đề nghị ở Việt Nam để cứu hạn ở đồng bằng sông Cửu Long. Đồ họa: Phượng Nguyễn

Những con đập lớn làm thay đổi chất lượng nguồn nước và ḍng chảy, làm giảm chất dinh dưỡng trong lượng phù sa trôi xuống hạ nguồn. Đa số những con sông lớn của châu Á đều chảy xuôi từ vùng Himalaya, đi qua lớp đá trầm tích ở cao nguyên Tây Tạng nên mang theo lượng phù sa dồi dào, đáp ứng nông nghiệp, nguồn sống của các loài thủy sinh.

Phù sa giúp bồi đắp và bổ sung màu mỡ cho những vùng đất đă bị khô cằn ở hạ lưu, bổ sung vào chuỗi thức ăn của các loài sau khi phần lớn chúng từ sông chảy ra biển hoặc đại dương. Việc Trung Quốc xây hàng loạt đập ở thượng nguồn, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, đă cản trở ḍng chảy phù sa cho đồng bằng hạ lưu.

Một số nghiên cứu khoa học nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa việc lượng lớn phù sa bị giữ lại các đập phía thượng lưu và sự thu hẹp, sụt lún của những vùng đồng bằng lớn châu Á, nơi đặt những siêu đô thị như Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Châu, Bangkok, Kolkata và Dhaka.


Đập Mạn Loan (Manwan) của Trung Quốc. Ước tính các đập thủy điện đă giữ lại lượng lớn phù sa và trầm tích của sông trước khi nó chảy xuống các quốc gia ở hạ lưu. Ảnh: Tổ chức Sông ng̣i Quốc tế

Ngoài ra, việc sụt giảm lượng nước ngọt đổ từ các con sông ra biển đă làm thay đổi độ mặn trong nước ở những vùng cửa sông. Khi lượng phù sa chảy ra biển giảm sút ảnh hưởng đến lượng trầm tích ngấm vào đất ở đồng bằng, cơ chế vốn ngăn chặn nước mặn ṛ rỉ vào tầng nước ngọt dọc theo bờ biển.

Các nghiên cứu cho thấy, một nửa lượng trầm tích ở hạ lưu Mekong xuất phát từ thượng nguồn (Trung Quốc gọi là sông Lan Thương). Tuy nhiên, các tính toán chỉ ra rằng lượng trầm tích bị giữ lại ở đập Mạn Loan (Manwan) khoảng từ 53% đến 94%. Sự ảnh hưởng này kéo dài đến tận Vientiane (Lào).

Việc suy giảm trầm tích ở hạ lưu không chỉ gây ra hiện tượng xói ṃn ở bờ sông, mà c̣n là làm suy giảm dinh dưỡng trong ḍng chảy, ảnh hưởng đến cả hệ sinh thái ở lưu vực. Một trong những tác động nghiêm trọng khác đang diễn ra chính là xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng, điển h́nh như thảm họa người dân ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đang phải trải qua.

Theo ghi nhận của Tổ chức Sông ng̣i Quốc tế (IR), các con đập ở Lan Thương cũng thay đổi nhiệt độ nước sông. Ví dụ, nhiệt độ trung b́nh hằng ngày của nguồn nước ở huyện Chiang Saen (miền Bắc Thái Lan) đă giảm sau khi đập Đại Triều Sơn (Dachaoshan) đi vào hoạt động.

Một khi chuỗi đập ở Lan Thương hoàn thành, chắc chắn ảnh hưởng đối với nhiệt độ nước sẽ lan rộng đến các vùng ở hạ nguồn trong khoảng hàng trăm cây số. Nhiệt độ nước biến động cũng tác động tiêu cực đến môi trường sống của các loài cá và thủy sản khác.

Việc Trung Quốc xây hàng loạt đập nước gây khó khăn cho cuộc sống của hàng triệu người dân phụ thuộc hàng ngày vào sông Mekong. Lượng nước sụt giảm, trầm tích và phù sa ít, nguồn cá di chuyển xuống hạ lưu cũng ít dần, đe dọa an ninh lương thực.

Xâm nhập mặn sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và các vựa lúa ở đồng bằng, vốn phụ thuộc lớn vào phù sa của các con sông, đặt ra những thách thức về sinh kế của người dân và nhu cầu lương thực trong tương lai.

Lào không giấu diếm khao khát trở thành nguồn cung cấp năng lượng chủ chốt cho Đông Nam Á. Nước này đă có ít nhất 23 đập thủy điện hoạt động dọc sông Mekong. Đến năm 2020, Economist cho biết Lào hy vọng nâng con số này lên đến 93. Phần lớn điện tạo ra sẽ được bán cho Thái Lan. Chính phủ Lào kỳ vọng thủy điện sẽ trở thành một trong những nguồn thu nhập lớn của họ đến năm 2025.

Để đạt được những mục tiêu này, Vientiane quyết tâm thực hiện 2 dự án đập lớn, bất chấp những ngăn cản của các nước và các tổ chức môi trường. Đó là các công tŕnh đập Xayaburi (công suất 1.285 MW) và Don Sahong (công suất 260 MW). Đập Xayaburi do tập đoàn CH. Karnchang của Thái Lan xây dựng, trong khi đơn vị thi công đập Don Sahong là Mega First Berhad của Malaysia.

Theo Thỏa thuận Mekong năm 1995 đă được Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan thống nhất, các quốc gia sẽ tham vấn với những bên c̣n lại trước khi tiến hành bất kỳ dự án nào có thể ảnh hưởng lớn đến con sông. Sau đó, các nước thành lập Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mekong để giám sát quá tŕnh này.

Tuy nhiên, thẩm quyền của ủy ban bị lung lay bởi các hành động đơn phương của Lào khi quyết định xây đập Xayaburi và sắp tới sẽ là đập Don Sahong. Nằm tại thung lũng hiểm trở phía bắc Lào, đập Xayaburi là đập hiện đại nhất trong số 11 con đập lớn trên ḍng chính tại hạ lưu sông Mekong.

Tổ chức Sông ng̣i Quốc tế nhận định sau khi hoàn tất xây dựng, con đập sẽ gây ra những thay đổi về mặt sinh thái vĩnh viễn không thể đảo ngược cho sông Mekong, buộc 2.100 người phải tái định cư và ảnh hưởng trực tiếp tới hơn 200.000 người.

Đồng thời nó đẩy những loài sinh vật đang bị đe dọa nghiêm trọng, như cá trê lớn ở sông Mekong, vào tuyệt chủng. Người dân Thái Lan sống ở cuối nguồn dự án, v́ lo ngại cho tương lai của họ, đă kiên quyết phản đối việc xây đập ra ṭa.


Theo Tổ chức Sông ng̣i Quốc tế, việc xây đập Xayaburi sẽ dẫn đến thay đổi nghiêm trọng môi trường sống, khiến 41 loài cá sẽ có thể bị đẩy tới nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra, địa điểm xây đập Xayaburi chỉ cách thị trấn Luang Prabang, một di sản thế giới được UNESCO công nhận, 150 km về phía hạ lưu. Do vậy, nó gây ra mối đe dọa với cuộc sống của 2.100 người đây. Hồ chứa nước của đập cũng nằm cách thị trấn cổ kính này chỉ 48 km.

Cũng trong năm 2015, vào tháng 9, bất chấp sự phản đối của nhiều tổ chức và giới khoa học, Quốc hội Lào đă thông qua việc xây đập Don Sahong ở phía nam nước này. Việt Nam, Campuchia đă nhiều lần bày tỏ lo ngại đối với dự án đập Don Sahong v́ các ảnh hưởng của nó đến sinh kế của người dân, hệ sinh thái khu vực và an ninh lương thực.

Ảnh hưởng đến nguồn cá

Hơn 50% loài cá bắt ở lưu vực sông Mekong là các giống cá di cư. Trong khi địa điểm xây các con đập đều của Lào đều là những vị trí quan trọng trong ḍng chảy của các loài cá di cư đặc trưng ở sông Mekong. Chẳng hạn, đập Don Sahong được xây ở nơi giáp biên giới Campuchia (Don Sahong thuộc huyện Khong, tỉnh Champasak, miền nam Lào, cách biên giới Lào - Campuchia chưa đến 2km), được xem là "cổ chai" của luồng cá di cư.

Do vậy, giới chuyên gia lo ngại đập sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực trong khu vực. Vị trí này cũng là nơi trú ẩn của loài cá heo nước ngọt Irrawaddy cuối cùng c̣n sót lại cũng như di sản thác Khone Phapheng, và gần đó là khu bảo tồn Ramsar quốc tế ở hạ lưu thuộc Campuchia.

Những tổ chức phi chính phủ về môi trường như WWF hoặc Tổ chức Sông ng̣i Quốc tế cảnh báo việc xây đập gây ảnh hưởng đến các cộng đồng dân cư sinh sống ở hạ lưu. Nếu dự án được tiến hành, đập Don Sahong sẽ chặn toàn bộ kênh Hou Sahong, cản đường di cư của cá trong lưu vực, và tác động sâu rộng đến an ninh lương thực, sinh kế của nông dân, ngư dân các nước Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và cả Lào.

Một trong những vấn đề nữa là đập Don Sahong có thể ngăn chặn ḍng chảy của trầm tích, ảnh hưởng đến việc canh tác nông nghiệp ở các vùng dân cư lưu vực sông.

Dọc biên giới Thái - Lào là hai con đập Pak Chom (công suất 1.079 MW) và Ban Koum (công suất 2.230 MW). Theo Ủy ban sông Mekong, hai dự án này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 588.000 người tại tỉnh Loei và hơn 413.000 dân tại tỉnh Ubon Ratchathani tại Thái Lan.

Dự án đập Pak Chom có thể khiến hơn 73 km2 vùng đất giữa Thái Lan và Lào ch́m trong nước. Trong khi chi phí xây đập ước tính khoảng 1,77 triệu USD, thiệt hại môi trường và xă hội có thể đến 20 triệu USD.

Campuchia có kế hoạch xây dựng hai đập thủy điện là đập Sambor thuộc huyện Sambor, tỉnh Kratie, và đập Stung Treng thuộc tỉnh Stung Treng ở đông bắc giáp với phía nam Lào. Tổng công suất của hai dự án khoảng 3.600 MW. Campuchia là quốc gia nghèo tài nguyên. Do vậy, 2 dự án thủy điện này có ư nghĩa lớn trong việc bổ sung nguồn điện . Tuy nhiên, phần lớn lượng điện từ các đập sẽ phục vụ xuất khẩu.

Nghiên cứu của Ủy hội Mekong cho rằng nếu Campuchia xây đập th́ rất hàng chục ngh́n người dân sẽ bị mất nhà và buộc phải tái định cư ở địa phương khác. Cụ thể, công tŕnh đập Stung Treng sẽ khiến hơn 2.000 hộ gia đ́nh, bao gồm hơn 10.000 dân, ở 21 làng trong vùng phải di dời. Vị trí của đập Stung Treng cũng nằm trong vùng bảo tồn Ramsar nên các nhà khoa học lo ngại quá tŕnh xây đập chắc chắn ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái ở đây.

Trong khi đó, Tổ chức Sông ng̣i Quốc tế nhận định vị trí của các con đập đe dọa trực tiếp đến sinh kế của những nông dân Campuchia sống dựa trên đánh bắt cá. Do đập Sambor sẽ cản trở luồng chảy của loài cá di cư từ miền nam Lào đến sông Tonle Sap của Campuchia, hủy diệt phần lớn loài cá ở đây, là gián đoạn quá tŕnh thủy văn của con sông, ảnh hưởng đến trầm tích và chu kỳ dinh dưỡng, hệ sinh thái chung của nó.

Therealtz © VietBF
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

therealrtz
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 03-19-2016
Reputation: 233972


Profile:
Join Date: Nov 2014
Posts: 84,115
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	19.1.jpg
Views:	0
Size:	155.2 KB
ID:	866655 Click image for larger version

Name:	19.2.jpg
Views:	0
Size:	175.2 KB
ID:	866656
therealrtz_is_offline
Thanks: 27
Thanked 6,466 Times in 5,758 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 30 Post(s)
Rep Power: 106 therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10
therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 05:36.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07101 seconds with 12 queries