Hơn 10 năm qua, Tesla và SpaceX nhận hàng chục tỷ USD từ các hợp đồng, chính sách của chính phủ Mỹ. Điều này đặt nền tảng vững chắc cho khối tài sản khổng lồ của Elon Musk.
Khối tài sản của CEO Tesla Elon Musk tăng vọt sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Ảnh: Reuters.
Theo Forbes, tỷ phú Elon Musk hiện là người giàu nhất thế giới với khối tài sản lên đến 314,4 tỷ USD. Dù kiếm được khoản tiền khổng lồ nhờ những công nghệ đổi mới ấn tượng của các công ty ông sáng lập, phần lớn giá trị tài sản của Musk đến từ các hợp đồng và chương tŕnh hỗ trợ của chính phủ Mỹ.
Đây chính là những yếu tố tác động lớn đến 2 lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của vị tỷ phú này gồm nhà sản xuất xe điện Tesla và tập đoàn công nghệ vũ trụ SpaceX, theo CNN.
Gần đây, Elon Musk được Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm vào một cơ quan mới mang tên "Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE)". Trong vai tṛ mới, ông chủ Tesla sẽ tham gia định hướng các chính sách liên quan đến nhiều lĩnh vực và cơ quan chính phủ, bao gồm cả những nơi có tác động trực tiếp đến lợi ích kinh doanh của vị tỷ phú này.
Ngày 19/11, Musk đă cùng ông Trump ttheo dơi vụ phóng thử tên lửa của SpaceX - loại tên lửa được kỳ vọng đưa con người lên Mặt Trăng và xa hơn là sao Hỏa. Sự hỗ trợ từ chính phủ Mỹ có thể đóng góp đáng kể vào thành công tài chính tương lai của SpaceX.
"Bệ đỡ" vững chắc từ chính phủ Mỹ
Một câu hỏi đặt ra là bao nhiêu trong số tài sản khổng lồ của Elon Musk đến từ sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ trong 10-15 năm qua.
Theo CNN, con số này thực tế không đáng kể so với tổng giá trị tài sản 314,4 tỷ USD của vị tỷ phú Mỹ. Theo đó, các công ty của Musk chỉ nhận được vài chục tỷ USD từ các hợp đồng và chương tŕnh của chính phủ.
Tuy nhiên, ở một góc nh́n khác, gần như toàn bộ khối tài sản của tỷ phú giàu nhất thế giới đều có sự góp phần của Washington.
Sự hỗ trợ từ chính phủ Mỹ giúp Tesla và Elon Musk vượt qua khủng hoảng, trở thành hăng xe điện hàng đầu thế giới. Ảnh: Reuters.
Từ khi ra đời, Tesla đă vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn nhờ nhận được sự hỗ trợ từ các chính sách của chính quyền bang và liên bang, cũng như các hợp đồng và khoản vay từ chính phủ.
Năm 2010, khi Tesla mới bán chưa tới 2.000 xe điện, công ty đă nhận khoản vay lăi suất thấp trị giá 465 triệu USD từ Bộ Năng lượng Mỹ. Khoản vay này được sử dụng để phát triển mẫu xe Model S - bước ngoặt đưa Tesla lên bản đồ ngành ôtô điện toàn cầu.
Chính phủ Mỹ cũng hỗ trợ mạnh mẽ cho Tesla thông qua chính sách ưu đăi thuế 7.500 USD dành cho người mua xe điện. Trước khi chính sách này hết hiệu lực vào năm 2019, khách hàng của Tesla đă nhận được tổng cộng 3,4 tỷ USD ưu đăi. Sau đó, chính sách được khôi phục năm 2023 dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Tuy vậy, Elon Musk cũng từng kêu gọi chính quyền ông Trump chấm dứt chính sách này. Vị tỷ phú Mỹ cho rằng điều đó sẽ giúp Tesla giảm cạnh tranh từ các nhà sản xuất xe truyền thống muốn giành thị phần xe điện. "Hăy dừng khoản trợ cấp đó, điều này sẽ giúp ích cho Tesla", Musk viết trên mạng xă hội X.
Nguồn hỗ trợ tài chính lớn nhất cho Tesla đến từ hệ thống tín chỉ carbon. Nhờ các quy định về giảm khí thải, Tesla đă bán tín chỉ carbon cho các hăng xe truyền thống, mang lại khoản doanh thu gần 11 tỷ USD trong lịch sử hoạt động. Nguồn thu này từng chiếm 25% doanh thu Tesla năm 2008 và vẫn đóng vai tṛ quan trọng đến tận năm 2021, khi công ty không thể báo lăi nếu không có doanh thu từ bán tín chỉ carbon.
Các khoản hỗ trợ này không chỉ giúp Tesla vượt qua nguy cơ phá sản năm 2019 mà c̣n tạo nền móng cho sự phát triển toàn cầu.
"Nếu không có sự hỗ trợ này, Tesla sẽ không thể trở thành thương hiệu xe điện hàng đầu và Elon Musk cũng không thể trở thành người giàu nhất thế giới", Daniel Ives, nhà phân tích tại Wedbush Securities nhận định.
Trên thực tế, giá trị hiện tại của Tesla và SpaceX không đến từ lợi nhuận thực tế, mà từ tiềm năng trong tương lai, như giá cổ phiếu Tesla trên thị trường hay các ṿng gọi vốn của SpaceX.
Kể từ khi ông Donald Trump đắc cử, tài sản của Elon Musk đă tăng thêm 64 tỷ USD, tương đương 25%. Đà tăng trưởng chủ yếu đến từ kỳ vọng vào một tương lai tích cực hơn khi Musk đóng vai tṛ cố vấn trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, xe tự lái và hỗ trợ tài chính cho các cơ quan đă từng tạo ra khó khăn về quy định cho các công ty của ông.
SpaceX và các hợp đồng trăm tỷ USD
Theo Reuters, ngay cả khi không có cổ phần tại Tesla, Musk vẫn có thể là một trong những người giàu nhất hành tinh. SpaceX dự kiến được định giá khoảng 250 tỷ USD trong ṿng gọi vốn sắp tới. Ông Ives ước tính Elon Musk hiện nắm giữ khoảng 50% cổ phần tại SpaceX.
Nguồn hỗ trợ trực tiếp cho SpaceX đến từ các hợp đồng trị giá hàng tỷ USD với chính phủ. Theo dữ liệu từ USASpending.gov, SpaceX đă kư các hợp đồng trị giá gần 20 tỷ USD với chính phủ Mỹ.
Đáng chú ư, hợp đồng quan trọng nhất được kư ngay trước Giáng sinh năm 2008, khi cả SpaceX lẫn Elon Musk đều gần như "cháy túi". Theo đó, thỏa thuận trị giá 1,6 tỷ USD này liên quan đến 12 chuyến bay vận chuyển hàng tiếp tế lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Hợp đồng này giúp SpaceX hoàn thành việc phát triển tên lửa Falcon 9 và tàu vũ trụ Dragon - 2 sản phẩm trụ cột của tập đoàn.
Casey Dreier, cố vấn chính sách không gian cấp cao tại Planetary Society chia sẻ: "Ông Musk cũng từng thừa nhận rằng thời điểm đó công ty đang đứng trước bờ vực vỡ nợ và hợp đồng trên đă cứu sống công ty".
Theo ông Dreier, hợp đồng với SpaceX đă giúp Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) đưa các phi hành gia lên không gian mà không phải phụ thuộc vào Nga.
Sau đó, SpaceX c̣n nhận được nhiều hợp đồng khác từ NASA, quân đội và các cơ quan khác thuộc chính phủ Mỹ. Đơn cử là hợp đồng trị giá 3 tỷ USD để phát triển phương tiện chở người lên Mặt trăng.
"Cũng giống các nhà thầu khác của NASA, SpaceX được hưởng lợi từ việc tiếp cận được đội ngũ chuyên gia cũng như chuyên môn của cơ quan này", ông Dreier nhận xét.
Ông Ives dự đoán nếu chính quyền tăng ngân sách cho các nỗ lực đưa người trở lại Mặt trăng và khám phá sao Hỏa của NASA, giá trị của SpaceX có thể vượt mốc 500 tỷ USD.
"Định giá ở mức 250 tỷ USD là quá khiêm tốn với SpaceX", vị chuyên gia khẳng định.
VietBF@ sưu tập