Người sĩ tử đặc biệt ấy chính là Đoàn Tử Quang (1818-1928), quê ở làng Phụng Đạt, xă Phụng Công, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xă Đức Lạc, Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Theo sách Những tấm gương hiếu học, năm Thành Thái thứ 12 (1900), triều đ́nh tổ chức khoa thi Hương tại Nghệ An. Chánh chủ khảo của kỳ thi là Khiếu Năng Tĩnh và Phó chủ khảo Mai Đắc Đôn thấy một cụ già râu tóc bạc phơ. Họ hỏi ra mới biết, đó là ông Đoàn Tử Quang. Năm đó ông vừa tṛn 82 tuổi.
Hai vị quan thấy lạ v́ thí sinh 82 tuổi vẫn c̣n đi thi. Sau khi t́m hiểu gia cảnh của ông, họ mới biết ông Đoàn Tử Quang là con của bà Lê Thị Thậm. Chồng mất khi mới 17 tuổi, bà nhất quyết không đi bước nữa, ở lại nuôi con.
Cụ Đoàn Tử Quang lúc 106 tuổi. (Ảnh tư liệu)
Từ nhỏ, ông Đoàn Tử Quang được mẹ dạy bảo, khuyến khích học hành, để theo đuổi khoa cử, lập công danh với đời. Thế nhưng “học tài thi phận”, măi tới năm 49 tuổi, ông mới lần đầu tiên thi đỗ tú tài. 17 năm sau, ông đỗ tú tài lần thứ hai.
Năm 1900, trong làng tổ chức khoa thi nhưng ông định không tham gia v́ lo ngại tuổi già sức yếu. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, làng lại không không có thí sinh nào dự thi nên các vị chức sắc của làng động viên Đoàn Tử Quang đi. Về phía các con của ông, do đang phải đoạn tang mẹ nên không được đi thi.
Trước t́nh h́nh trên, mẹ của Đoàn Tử Quang khi đó đă khuyên ông cố gắng bớt sầu năo, thu xếp việc riêng tư để dự thi. Bởi bà lo ngại con cháu ḿnh thông minh, học giỏi, nhưng vẫn chưa đỗ đạt cao, nay v́ tang gia phải bỏ kỳ thi Hương th́ đáng tiếc.
Thấy Đoàn Tử Quang vẫn do dự, hàng xóm thấy vậy cũng xúm lại khuyên bảo và động viên nhiệt t́nh. Nhận được sự mong đợi và tin tưởng từ mọi người, ông quyết định thay hai con mang lều chơng đi thi.
Kết quả, sau khi trải qua 4 kỳ thi, bài của ông chỉ xếp sau Phan Bội Châu. Nhưng do ông phạm một sơ suất nhỏ trong quy định nên suưt bị đánh hỏng. May thay, quan chánh chủ khảo cảm phục chí học hành bền bỉ hiếm có xưa nay nên đă làm tờ tấu về triều xin cho ông đỗ cử nhân nhưng chỉ xếp thứ 29 trong 30 người trúng tuyển khoa thi này.
Theo quy định ở triều nhà Nguyễn, các quan viên tới tuổi 65 sẽ về trí sĩ. Song để đền đáp và khuyến khích ư chí và nghị lực phi thường của Đoàn Tử Quang nên triều đ́nh đặc cách bổ dụng làm quan. Từ năm 1901-1903, ông được cử làm Huấn đạo Hương Sơn, rồi Huấn đạo Can Lộc.
Các tư liệu lịch sử cho biết, trước khi đỗ cử nhân ở tuổi 82, ông Đoàn Tử Quang đă có đến 21 lần lều chơng tham gia ứng thí.
Đến tuổi 85, Đoàn Tử Quang xin về trí sĩ sau 3 năm gắn bó với chức Huấn đạo (trông nom việc học) để phụng dưỡng mẹ già khi ấy đă trên 100 tuổi. Năm ông 106 tuổi, triều đ́nh đă phong Đoàn Tử Quang chức Hàn lâm viện thị độc.
Năm Mậu Th́n (1928), Đoàn Tử Quang qua đời, thọ 110 tuổi. Ông trở thành người đỗ cử nhân cao tuổi nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam, là tấm gương sáng về ư chí, nghị lực học tập và thi cử cho thế hệ sau.
VietBF@ Sưu tập