V́ giáo dục lịch sử 1 chiều, không đầy đủ để học sinh cũng như TBT thấy bức tranh toàn cảnh, nên cả cháu Tifosi lẫn TBT có những phát biểu sai về lịch sử. Như ảnh đính kèm, ảnh chụp từ trang Thông tin chính phủ và Tifosi. Ḿnh tin là đa số dân Việt Nam cũng hiểu sai tương tự.
1. Dinh Toàn quyền ở HN
Năm 45, Việt Minh không hề chiếm được dinh này, mà vẫn do quân Nhật chiếm giữ (cố vấn tối cao người Nhật ở đó, ông này tương đương Toàn quyền Đông Dương).
VM và dân chúng chỉ chiếm được Dinh Khâm sai Bắc Bộ (dinh Thống sứ Bắc Kỳ cũ), lúc đó do Đế quốc Việt Nam giữ, quân Nhật không bảo vệ dinh đó. Tóm lại là VM chỉ chiếm được các cơ quan do CP Trần Trọng Kim kiểm soát. C̣n cơ quan nào do Nhật chiếm giữ th́ VM đều không chiếm được, gồm cả ngân hàng Đông Dương. Hai bên không đụng độ đáng kể. Quân Nhật mặc kệ cho người Việt cướp chính quyền của nhau.
Sau khi quân Tưởng vào miền Bắc th́ tướng Lư Hán nhận bàn giao dinh Toàn quyền từ Nhật, cho tới khi người Pháp quay lại để thay thế quân Tưởng. Sau khi CP Quốc gia Việt Nam thành lập th́ Pháp trao trả dinh này cho QG Việt Nam để thành dinh Quốc trưởng ở HN (nhưng Bảo Đại hiếm khi ở đây).
Cao ủy (tương đương Toàn quyền) Pháp chuyển sang làm việc tại ṭa nhà nay là sứ quán Pháp ở phố Bà Triệu. Dinh Cao ủy chính là dinh Norodom ở SG, dinh ở HN là phụ thôi. Dinh Norodom năm 54 bàn giao cho thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm của QG Việt Nam. VM cũng không nắm được dinh đó vào năm 45.
VM chỉ tiếp quản dinh này kể từ 10/10/1954, giai đoạn 45-46 CP VNDCCH, CT HCM làm việc tại Bắc Bộ phủ (tức dinh Khâm sai cũ). Ngày 19/12 Pháp tấn công dinh này nhưng CP đă kịp rút chạy về Hà Đông trước đó.
Có nghĩa là năm từ 45-54 dinh Toàn quyền không thuộc về VM.
2. Quân Pháp sau HĐ Geneva
Ḿnh nghĩ đa số dân Việt Nam hiểu là HĐ Geneva khiến quân Pháp phải rút khỏi Đông Dương về nước, như lời của TBT TL. Thực ra HĐ Geneva không có điều khoản nào yêu cầu Pháp phải rút quân khỏi Đông Dương. Mà quân Liên hiệp Pháp chỉ rút về Nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam. C̣n từ đó có rút tiếp hay ở lại th́ HĐ không nêu. Đó là do thỏa thuận giữa Pháp và chính quyền quản lư miền Nam.
Năm 55, dưới sức ép của Mỹ và ông Diệm, Pháp trở nên thừa thăi, do Mỹ viện trợ thẳng cho QG Việt Nam rồi VNCH, nên CP ông Diệm đề nghị quân Pháp rút khỏi miền Nam. Từ đó quân đội Pháp mới rút hẳn khỏi Đông Dương vào năm 56, nhưng sứ quán Pháp vẫn ở SG.
Như vậy, hiểu cho đúng, là VM chỉ đánh Pháp, khiến họ phải rút khỏi miền Bắc và phía Mỹ cùng ông Diệm mới ép Pháp rút hẳn (thực tâm họ vẫn lừng chừng không muốn rút). Nếu ông Diệm không yêu cầu và được Mỹ ủng hộ, th́ quân Pháp vẫn đồn trú ở VNCH b́nh thường, kiểu như quân Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật.
Lư do dẫn tới dân Việt Nam hay hiểu sai 2 nội dung trên là do SGK lịch sử không hề dạy cụ thể điều đó. Khiến người dân cữ ngỡ là CMT8 VM cướp chính quyền từ quân Nhật, nên chiếm được tất cả các cơ quan trên cả nước. Thực ra c̣n 1 số tỉnh lại do Quốc dân đảng cướp chính quyền nhé, SGK cũng không dạy.
SGK cũng dạy đại khái về HĐ Geneva nên làm đa số dân hiểu sai như TBT. Sai thế nghe nó oách, nhưng mà là lật sử đó!
Các thông tin trên hoàn toàn là facts nên các cháu bo` đỏ đừng có mà húc chú, thiệt thân đó.
Ḿnh viết tút này để bày tỏ niềm hi vọng là TBT đừng quên tinh gọn bên Tuyên giáo và Giáo dục. V́ dân trí mới là cái gốc để phát triển QG.
P/S
Tiếp nữa là về lịch sử ĐNA, TBT cũng sai khi nói là VNDCCH là chính quyền dân chủ nhân dân đầu tiên ở ĐNA.
Thực tế là quyền dân chủ nhân dân đầu tiên ở ĐNA được thành lập từ 17/8/1945 ở Indonesia bởi Sukarno,cũng nhân cơ hội khoảng trống quyền lực bởi Nhật hàng đồng minh, Sukarno cũng tuyên bố độc lập và được nhân dân ủng hộ. Xin lưu ư là VNDCCH năm 45 là CP tương tự CP Sukarno thôi, không phải là chính quyền CS đâu. 3 CP VNDCCH thành lập trước ngày toàn quốc kháng chiến 19/12 đều không phải là CP cộng sản, mà là đa đảng.
(Dương Quốc Chính)