Nhiều người đến Nam Cực để làm video TikTok "triệu view" khiến điểm đến bí ẩn này ngày càng mất chất, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng môi trường.
Nam Cực từng được xem như huyền thoại ở tận cùng thế giới. Không riêng những nhà thám hiểm hay những người ưa phiêu lưu, ngày càng nhiều người có thể tận mắt chiêm ngưỡng tảng băng trôi khổng lồ, đàn chim cánh cụt và vịnh hẹp hùng vĩ.
Vào giữa những năm 1990, chưa đến 8.000 người đặt chân đến lục địa. Một thập kỷ sau, con số này tăng lên 20.000 và đến năm 2024, Nam Cực đón gần 123.000 khách. Nhiều du khách là những người có ảnh hưởng trên mạng xă hội hoặc bị thu hút bởi các nền tảng như TikTok.
"Dĩ nhiên, bạn không thể so sánh số lượng du khách ở đây với Venice, Barcelona hay đảo Phi Phi", Anne Hardy, Giáo sư du lịch tại Đại học Tasmania, Australia, cho biết. Tuy nhiên, các con số cho thấy Nam Cực không c̣n dành riêng cho những nhà khoa học hay người đam mê khám phá. Ngày nay, vùng đất tận cùng này đón đa dạng khách hơn.

Một người có ảnh hưởng trên mạng xă hội chụp ảnh tại Nam Cực trong tháng 2. Ảnh: Yana
Hầu hết tour du lịch hiện nay đưa khách đến Nam Cực bằng tàu thám hiểm với sức chứa lên đến 500 người nhưng thị trường đang mở rộng với các tàu sức chứa đến 1.000 người. Khách trên du thuyền đến cực nam Trái Đất với nhiều mục đích, từ du lịch sức khỏe đến hội nghị y khoa. Thậm chí, một số du thuyền c̣n dành riêng cho cộng đồng LGBTQ hay nhóm "swinger" - những người tư tưởng cởi mở, lăng mạn, thân mật với người khác trong cộng đồng.
Ví dụ, một chuyến du lịch Antarctica Swinger Cruise c̣n có các hoạt động "tŕnh diễn gợi cảm, pḥng chơi riêng tư, tiệc theo chủ đề nóng bỏng và DJ quốc tế", bên cạnh những trải nghiệm ngoài trời ở Nam Cực. DJ người Mỹ Diplo đă biểu diễn tại Nam Cực vào tháng 12/2023, trở thành DJ đầu tiên chơi nhạc trên cả bảy lục địa.
Dù vẫn khó tiếp cận và chi phí đắt đỏ, số lượng du khách ngày càng tăng khiến điểm cực nam địa cầu dần mất đi tính độc đáo.
"Nam Cực dần trở thành một điểm đến du lịch b́nh thường, giống bao nơi khác", Hardy nhận định.
Sự phổ biến của du lịch Nam Cực trên mạng xă hội là một phần nguyên nhân. Những hashtag như #AntarcticTourism (du lịch Nam cực) hay #DrakePassage (eo biển nổi tiếng với những con sóng dữ dội) đă trở thành xu hướng trên mạng.
Nhiều người có ảnh hưởng muốn đến những điểm cực xa để thu hút người theo dơi. Do đó, họ tới Nam Cực, khoe video thưởng thức rượu vang bên những tảng băng và thu về hàng triệu lượt xem. TikTok với đối tượng người dùng trẻ đă giúp du lịch Nam Cực trở nên hấp dẫn. Nhiều du khách đến đây không v́ ṭ ṃ hay đam mê khám phá, chỉ đơn giản chạy theo xu hướng.
Trái ngược với những chuyến thám hiểm khoa học nhằm nghiên cứu môi trường, các h́nh thức du lịch giải trí này khiến nhiều tổ chức bảo vệ Nam Cực lo ngại.
"Nam cực được biết đến là một trong những vùng hoang dă vĩ đại cuối cùng trên Trái Đất nhưng giờ đây, nơi này có nguy cơ thành sân chơi cho con người giải trí", Ricardo Roura, cố vấn cấp cao của Liên minh Nam Cực và Nam Đại Dương, cảnh báo.
Ông nói những người có ảnh hưởng trên mạng xă hội có thể lan tỏa trải nghiệm của họ đến vô số người theo dơi, khiến việc kiểm soát du lịch trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thậm chí, vào năm 2024, người ta c̣n phát hiện h́nh vẽ bậy trên một ṭa nhà lịch sử trên đảo Deception, ḥn đảo núi lửa gần bán đảo Nam Cực. Hiệp hội Nhà điều hành Du lịch Nam Cực lên án đây là hành vi "phá hoại thiếu suy nghĩ" và khẳng định không phải du khách của họ gây ra sự việc này.
Dù chưa có nhiều bằng chứng rơ ràng về tác động tiêu cực của du lịch, Roura cho biết việc giám sát vẫn c̣n nhiều hạn chế, dẫn đến một số vấn đề có thể xảy ra tại đây như ô nhiễm vi nhựa, ô nhiễm tiếng ồn. Hiện có khoảng 50-100 địa điểm ở Nam Cực thu hút lượng lớn du khách thường xuyên và điều này chắc chắn tác động xấu đến hệ sinh thái.
Roura cũng lo lắng việc hàng trăm du khách tới khu vực sinh sống của chim cánh cụt hàng ngày dù có quy định giữ khoảng cách vài mét với động vật hoang dă. Ông gợi ư các nhà quản lư nên thiết lập một số khu vực an toàn, cấm du lịch.
"Có thể chúng ta cần xem xét lại những quy định cơ bản đó," ông nói, gợi ư việc thiết lập các khu vực cấm du lịch.
Các quy tắc du lịch ở đây chủ yếu dựa trên Hiệp ước Nam Cực, có hiệu lực từ năm 1961 và hơn 50 quốc gia thành viên tham gia. Hiệp ước quy định nơi này chỉ được sử dụng vào mục đích ḥa b́nh, chủ yếu là nghiên cứu khoa học, và cấm các hoạt động quân sự.
Hardy lo ngại nếu Nam Cực tiếp tục mất đi sự độc đáo, một số quốc gia có thể thúc đẩy việc xây dựng khách sạn và các cơ sở hạ tầng du lịch - điều hiện bị nghiêm cấm. Hiện nay, h́nh thức lưu trú qua đêm duy nhất được cho phép là cắm trại trong lều.
"Thăm Nam Cực là một đặc quyền và bất kỳ ai đến đây đều có trách nhiệm làm điều đó theo cách tôn trọng", Hiệp hội Nhà điều hành Du lịch của lục địa nhấn mạnh.