Hăng Syre của Thụy Điển vừa công bố kế hoạch đầy tham vọng sẽ đầu tư từ 700 triệu đến 1 tỷ đô la vào một cơ sở tái chế sợi polyester công nghệ cao tại tỉnh B́nh Định, miền trung Việt Nam.
Theo kế hoạch của Syre, một thành viên thuộc hăng thời trang H&M, nhà máy được đề xuất này sẽ xử lư khoảng 250.000 tấn chất thải từ hàng dệt may hàng năm, chuyển đổi chúng thành nguyên liệu thô cho ngành may mặc và các ngành công nghiệp khác.
Bài đăng trên ScandAsia và Viet Nam News cho hay trong cuộc họp hôm 18/2 với Ủy ban Nhân dân tỉnh B́nh Định, giám đốc vận hành của Syre, ông Tim King, đă nêu bật những thách thức về việc làm sao có đủ nguồn cung ứng nguyên liệu thô.
Theo trích dẫn trên ScandAsia và Viet Nam News, nhà máy sẽ cần khoảng 300.000 đến 400.000 tấn nguyên liệu đầu vào hàng năm; nhưng các nguồn ở trong Việt Nam chỉ có thể cung cấp khoảng 40.000 đến 60.000 tấn, do đó, cần phải nhập khẩu thêm.
Tuy nhiên, các quy định hiện hành của Việt Nam xếp quần áo và vải đă qua sử dụng vào diện hàng cấm nhập khẩu, điều này là một rào cản tiềm tàng về vật liệu cho dự án.
Ông King cũng nêu lên mối lo ngại về việc liệu cơ sở hạ tầng điện của B́nh Định có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng dài hạn cho nhà máy có quy mô lớn không, theo tường thuật trên ScandAsia và Viet Nam News.
Đáp lại, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND B́nh Định, khẳng định cam kết của chính quyền trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản đầu tư bền vững. Ông Tuấn bắn tín hiệu rằng các quy định cấm nhập khẩu hàng dệt may đă qua sử dụng có thể sẽ được xem xét lại và bảo đảm rằng tỉnh của ông sẽ nỗ lực đáp ứng các yêu cầu về năng lượng của Syre.
Trong một cuộc gặp khác giữa ông Tim King với Bộ Công Thương, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài được Viet Nam News dẫn lời nói rằng tuy bộ ủng hộ dự án song trước hết cần phải tŕnh nó lên chính phủ để xin được cấp phép đặc biệt với một nghị quyết riêng.
Syre, được thành lập vào năm 2023, có chuyên ngành là khử cacbon và giảm chất thải trong ngành dệt may thông qua hoạt động tái chế hàng dệt may quy mô lớn. Hăng có kế hoạch mở nhiều nhà máy trên toàn thế giới, với mục tiêu sản xuất hơn 3 triệu tấn polyester tuần hoàn trong thập kỷ tới.
Nếu được phê duyệt, khoản đầu tư nêu trên sẽ phù hợp với mục tiêu của Việt Nam về thúc đẩy phát triển bền vững và chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Nếu Syre triển khai dự án thành công, điều này có thể đưa B́nh Định trở thành một trung tâm về công nghệ tái chế có tính sáng tạo trong khu vực.