Thời điểm dự định chuyển hướng cuộc đời, nhà văn Lư Lan đề xuất với nhà xuất bản dịch 'Harry Potter' để dành nhuận bút đi du học.
Nhà văn Lư Lan sinh năm 1957 tại Thủ Dầu Một (B́nh Dương). Trước năm 2000, bà vừa làm công việc dạy học, vừa sáng tác. Lư Lan viết đa dạng thể loại bút kư, truyện ngắn, tiểu thuyết với các tác phẩm tiêu biểu như Ngôi nhà trong cỏ (1984), Nơi b́nh yên chim hót (1986), Lệ Mai (1998)... và tùy bút Cổng trường mở ra được đưa vào chương tŕnh Ngữ văn lớp 7. Bà c̣n được biết đến ở vai tṛ dịch giả bộ truyện Harry Potter, với ngôn ngữ sinh động, sáng tạo để lại dấu ấn sâu đậm trong ḷng độc giả.
Trong sáng tác, Lư Lan quan niệm phải hài ḥa tả thực và hư cấu để khơi gợi được cảm xúc nơi độc giả. Tương tự, trong dịch thuật, bà tôn trọng nguyên tác nên mong muốn độc giả cũng cảm nhận được ở bản dịch điều mà tác giả muốn truyền tải.
Bà dành cho Tri Thức - ZNews cuộc phỏng vấn hôm 22/2, trước giờ giao lưu, kư tặng độc giả tại đường sách Nguyễn Văn B́nh (quận 1, TP.HCM).

Nhà văn, dịch giả Lư Lan. Ảnh: T.A.
Từ quan sát cuộc sống đến thế giới hư cấu trên trang sách
- Điều ǵ đă thôi thúc bà đặt bút viết Tự truyện một con heo (xuất bản năm 2023) - tác phẩmđoạt giảiHiệp sĩ Dế Mèn năm 2024?
- Năm đó tôi về Việt Nam ăn Tết th́ ngay đúng dịp dịch Covid-19, thế là kẹt lại ở TP Thuận An (B́nh Dương) hai năm. Xung quanh nhà em tôi có rất nhiều nhà trọ. Đó là một khu vực đô thị hóa nhanh, chỉ trong ṿng khoảng 10 năm.
Thời gian rảnh rỗi, tôi ngồi nhà quan sát cuộc sống xung quanh. Thấy trẻ con không được đến lớp v́ đang giăn cách xă hội, tụi nhỏ chạy nhảy vui chơi, có cả căi nhau, đánh nhau; thấy cả hành xử của người lớn. Rồi một hôm ngẫu nhiên bắt gặp con heo nhà hàng xóm nuôi.
Không bận rộn ǵ, tôi bèn nảy ra ư định ghi lại những quan sát đó, ghi lại ngôn ngữ của tụi nhỏ, như đang viết nhật kư. Đơn thuần chỉ v́ tôi thích thú với cuộc sống hiện thực quanh ḿnh, chứ không có ư định viết truyện thiếu nhi.
Sau đó đại diện nhà xuất bản liên hệ hỏi bản thảo, tôi bèn gom những mẩu chuyện đó lại và thêm vào nét hư cấu. Từ đây, tôi mới dùng kỹ thuật của người viết văn để sắp xếp câu chuyện.
- V́ sao bà chọn viết truyện này theo phong cách giễu nhại?
- Hài hước vốn dĩ là bản tính của tôi. Tôi chia sẻ trên mạng xă hội hay nói chuyện với bạn bè th́ đều ưa hài hước, “giỡn hớt”. Do đó, trong cuốn sách này, nhiều mẩu đối thoại là phỏng trích từ nhiều tác phẩm kinh điển như Kinh Thánh, kinh Phật, Ngụ ngôn Aesop, tôi đưa vào để giễu nhại cho phù hợp với t́nh huống.
- So sánh với tác phẩm thiếu nhi trước đó của bà là Bí mật của tôi và Thằn Lằn đen (2008), tư duy văn chương, cách tiếp cận của bà trong cuốn sách này có ǵ đổi khác?
- Viết Bí mật của tôi và Thằn Lằn đen, tôi lúc đó trẻ hơn bây giờ và có phần hoài niệm tuổi thơ. Tôi mồ côi mẹ nên hiểu được tâm lư của người trưởng thành không có mẹ. Lớn lên, bận rộn với công việc dạy học nên tôi cũng không có nhiều bạn bè.
Vai tṛ quan trọng nhất của một cuốn truyện hư cấu dành cho thiếu nhi là khơi gợi được cảm xúc nơi người đọc
Nhà văn Lư Lan
Ngày trước trẻ con ở quê sống trong thiên nhiên. Về phần ḿnh, tôi coi thiên nhiên như người mẹ. Một phần chịu ảnh hưởng từ những ǵ được đọc khi xưa, tôi cũng hay mượn thiên nhiên để bày tỏ cảm xúc, lư tưởng của ḿnh, nhân cách hóa đồ vật, con vật để nói về con người.
V́ vậy, thông qua những tâm sự của một cô bé với nhân vật thằn lằn, tôi viết về nỗi cô đơn khi thiếu vắng thân quyến bè bạn, về việc làm sao để dung ḥa được với những người bạn khác ḿnh về văn hóa, về h́nh thức, để t́nh cảm phát triển cao lớn hơn là quanh quẩn trong góc nhà. Thông điệp của tôi là: T́nh cảm ḿnh có được trong cuộc đời rất quư giá.
C̣n ngày nay, trẻ nhỏ có nhiều phương tiện đa dạng phục vụ nghệ thuật, giải trí, nên cũng có nhu cầu kiến thức và t́nh cảm khác với thế hệ trước. Tôi không nói phải đáp ứng hết nhu cầu của các em, nhưng viết cho thiếu nhi là tṛ chuyện với trẻ em, nên phải chú ư quan sát thật nhiều.
- Bà quan niệm rằng đọc xong một cuốn sách th́ độc giả phải trưởng thành hơn. Vậy yếu tố giáo dục có phải quan trọng nhất với sách thiếu nhi?
- Người trưởng thành sẽ đọc theo nhu cầu của họ, ḿnh không quy định hay can thiệp được. C̣n thiếu nhi th́ là người chưa trưởng thành, do đó món ăn dù vật chất hay tinh thần, quan trọng vẫn là giúp các em phát triển, về thể xác hay tri thức, tâm hồn.
Không cần đặt quá nặng tính giáo dục, nhưng phải luôn ư thức hướng dẫn, cung cấp cho các em kinh nghiệm sống. Câu chuyện ḿnh kể ra có thể mang lại cho các em góc nh́n mới về thế giới, về cuộc đời, về một lĩnh vực nào đó. Nhưng vai tṛ quan trọng nhất của một cuốn truyện hư cấu dành cho thiếu nhi là khơi gợi được cảm xúc nơi người đọc.
Làm sao để khi đọc các em thấy phẫn nộ khi người ta hà hiếp một con heo, xúc động trước một t́nh bạn, thấu hiểu, đồng cảm với những nhân vật trong truyện. Chứ một cuốn sách thiếu nhi mà đọc xong không đọng lại cảm xúc th́ không hiệu quả, không ư nghĩa.
Đề xuất dịch Harry Potter để... dành dụm tiền đi du học
- Theo bà, người lớn th́ có cần đọc sách thiếu nhi không?
- Nếu đọc sách thiếu nhi chỉ để trở về tuổi thơ th́ tôi nghĩ không cần, v́ tôi cho rằng người ta không nhất thiết phải trở về tuổi thơ. Nhưng nếu đọc để hướng dẫn, phân tích cho con cái ḿnh giá trị tác phẩm th́ nên.
Ngoài ra, có những truyện như Hoàng tử bé, 11 tuổi, 15 tuổi, 20 tuổi, 30 tuổi - mỗi thời điểm đọc là một cảm nhận khác. Đến tuổi 60, 70, đọc lại vẫn thấy thích. Đó là những tác phẩm mà người lớn hay trẻ nhỏ đều nên đọc. Tôi cũng h́nh dung Tự truyện một con heo là cuốn sách cả người lớn và trẻ em đều có thể đọc được.
- Hiện tại bà đang ấp ủ những sáng tác nào mới?
- Tôi luôn có sẵn bản thảo (cười). Đa phần ban đầu tôi viết đều không nhằm mục đích xuất bản. Nhưng nếu một đề tài nào đó người làm sách thấy tiềm năng bán được, họ muốn in và ngỏ lời th́ tôi sẽ chỉnh sửa, hoàn thiện cho phù hợp để phát hành.
- Bên cạnh vai tṛ tác giả, bà c̣n được biết đến là người đă chuyển ngữ bộ truyện Harry Potter mà 25 năm qua không ngừng thu hút độc giả, nhiều gia đ́nh hai thế hệ liên tiếp đều trở thành người hâm mộ thế giới phù thủy. Kỷ niệm dịch Harry Potter có ư nghĩa thế nào với con đường sáng tác của bà?
Làm sao để khi độc giả đọc bản dịch cũng có được cảm xúc như khi ḿnh đọc nguyên tác... Khi đó dịch thuật mới hiệu quả, mới thành công
Dịch giả Lư Lan
- Thời điểm đó tôi dự định chuyển hướng cuộc đời ḿnh, cụ thể th́ tôi muốn tạm gác viết lách để ra nước ngoài du học rồi quay về gắn bó với công việc giảng dạy. Tôi mong có một số tiền để đi học và gửi lại gia đ́nh. Tôi nghĩ chọn dịch một tác phẩm hấp dẫn, được bạn đọc yêu thích th́ nhuận bút có thể c̣n tốt hơn viết truyện ngắn, làm thơ.
Tôi đă đọc tập truyện Harry Potter và ḥn đá phù thủy bản tiếng Anh, thấy rất thích nên đề xuất cho nhà xuất bản. Ban đầu cũng chưa rơ bạn đọc sẽ đón nhận ra sao nên in thành từng cuốn nhỏ. Sau đó, sách phát hành tốt nên tiếp tục in cả phiên chia nhỏ lẫn trọn vẹn từng tập.
Từ khi xuất bản Harry Potter, tôi ra nước ngoài sinh sống nên không thường xuyên có cơ hội t́m hiểu xem bạn đọc đón nhận tác phẩm ra sao. Nhưng nghe nói tác phẩm được yêu mến như vậy, tôi cảm thấy rất vui.
- Bản dịch Harry Potter đă trở thành tuổi thơ của nhiều độc giả một phần chính nhờ ngôn ngữ tiếng Việt gần gũi, sáng tạo của bà. Có nguyên tắc hay bí quyết dịch thuật ǵ mà bà luôn ưu tiên?
- Khi dịch thuật, tư tưởng, nội dung tác phẩm là của tác giả. Người dịch chỉ làm công việc truyền tải những điều mà tác giả muốn nói sang một ngôn ngữ khác.
Do đó, quan điểm của tôi là tôn trọng nguyên tác, tôn trọng văn phong của tác giả, làm sao để khi độc giả đọc bản dịch cũng có được cảm xúc như khi ḿnh đọc nguyên tác. Dịch giả đọc một đoạn trong nguyên tác mà cười, th́ cũng phải khiến độc giả đọc bản dịch đoạn ấy cũng cười. Khi đó dịch thuật mới hiệu quả, mới thành công.