Ông Trần Văn Vẹn, cựu chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Lương thực miền Nam - Vinafood II, cùng cấp dưới bị cáo buộc sai phạm khi chuyển giao đất "vàng", gây thiệt hại 113 tỷ đồng.
Ngày 24/2, hành vi của ông Vẹn, Trương Thanh Phong (cựu ủy viên HĐQT, tổng giám đốc Vinafood II), Trần Bảy (cựu trưởng pḥng Kế hoạch Chiến lược) cùng 3 người khác được nêu trong kết luận điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất, đề nghị VKS cùng cấp truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lư, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lăng phí.

Bị can Trần Văn Vẹn, Trương Thanh Phong và Trần Bảy (từ trái qua phải). Ảnh: Bộ Công an
Đất 'vàng' của Nhà nước vào tay tư nhân như thế nào
Theo kết luận điều tra, Vinafood II tiền thân là Tổng Công ty Lúa gạo miền Nam - doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước từ năm 2006 đến 2015. Đơn vị này được giao quản lư, sử dụng khu đất 7.890 m2 tại địa chỉ 132 Bến Vân Đồn (phường 6, quận 4, TP HCM).
Sau khi tiếp nhận, Vinafood II giao cho 2 công ty con là Công ty Kinh doanh chế biến Ḿ Màu (nay là Công ty Sài G̣n Kho Vận) và Kinh doanh chế biến lương thực xuất khẩu (nay là Công ty Hoàn Mỹ) sử dụng theo h́nh thức thuê đất, trả tiền hàng năm và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Năm 2005, thực hiện quyết định của Thủ tướng về việc xử lư, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn TP HCM, Vinafood II đề xuất lập dự án xây dựng trung tâm thương mại kết hợp cao ốc văn pḥng và nhà ở căn hộ cao tầng trên khu đất này. Tháng 7/2007, căn cứ kết quả định giá của Trung tâm Thông tin và Thẩm định giá miền Nam (đơn vị thẩm định giá thuộc Nhà nước), UBND TP HCM phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất và giá trị công tŕnh xây dựng trên đất là hơn 117 tỷ đồng.
Một tháng sau, Trương Thanh Phong (lúc này là Tổng Giám đốc Vinafood II) đă kư văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, đề nghị chuyển quyền sử dụng đất 132 Bến Vân Đồn cho pháp nhân mới là Công ty Cổ phần làm chủ đầu tư dự án. Trong đó, Vinafood II góp bằng giá trị lợi thế khu đất (15 tỷ đồng), công ty cổ phần có trách nhiệm trả tiền sử dụng đất và lăi vay cho Vinafood II.
Ngày 20/10/2007, Vinafood II thuê Công ty Thẩm định giá Sài G̣n Nhà đất thẩm định giá khu đất để hợp tác đầu tư - xác định là 127 tỷ đồng. Ba hôm sau, các công ty Vinafood II, Sài G̣n Kho Vận, Hoàn Mỹ, BĐS Nguyễn Kim và Thái Sơn đă tổ chức họp, thống nhất thành lập Công ty Vĩnh Hội để khai thác mặt bằng 132 Bến Vân Đồn, vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Trong đó, Vinafood II góp bằng lợi thế mặt bằng (trị giá 15 tỷ đồng) - tương ứng 1,5 triệu cổ phần (10%); các cổ đông c̣n lại góp bằng tiền.
Các bên thống nhất, pháp nhân mới có trách nhiệm trả lại toàn bộ tiền sử dụng đất đă nộp, cùng tiền lăi ngân hàng cho Vinafood II; bồi thường giá trị công tŕnh trên đất cho Công ty Sài G̣n Kho Vận, Công ty Hoàn Mỹ; riêng phần lợi thế mặt bằng 15 tỷ đồng sẽ do các Công ty Sài G̣n Kho Vận, Hoàn Mỹ, BĐS Nguyễn Kim và Thái Sơn nộp thay cho Vinafood II theo tỷ lệ góp vốn của từng công ty.
Ngày 16/11/2007, Công ty Vĩnh Hội được cấp giấy chứng nhận đăng kư kinh doanh lần đầu, với vốn điều lệ và cơ cấu cổ đông như trên. Cuối năm đó, Vĩnh Hội đă trả lại tiền sử dụng đất cùng lăi suất phát sinh cho Vinafood II, với tổng số tiền là gần 115 tỷ đồng.
Ngày 15/5/2008, UBND TP HCM cho phép Vinafood II chuyển mục đích sử dụng khu đất 132 Bến Vân Đồn để đầu tư xây dựng chung cư cao tầng kết hợp trung tâm thương mại và cao ốc văn pḥng.
Ngày 18/2/2009, Công ty Vĩnh Hội tăng vốn điều lệ thành 180 tỷ đồng bằng cách phát hành thêm 3 triệu cổ phần cho Công ty CPĐT Phát triển Kim Long với tổng giá trị là 30 tỷ đồng. Sau đó, Vinafood II đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc tại khu đất lên thành 25-30 tầng và được UBND TP HCM chấp thuận.
Cuối tháng 5/2010, Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất 132 Bến Vân Đồn cho Vinafood II. Khoảng 2 tháng sau, Trương Thanh Phong, với tư cách Tổng Giám đốc, kư tờ tŕnh chấp thuận việc chuyển quyền sử dụng cho Công ty Vĩnh Hội, các ủy viên HĐQT đều kư tên "đồng ư".
Ngày 9/3/2011, Trương Thanh Phong kư hợp đồng, điều chỉnh mục đích góp vốn bằng quyền sử dụng đất, h́nh thành pháp nhân mới là Công ty Vĩnh Hội. Hai ngày sau, Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP HCM xác nhận biến động, cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất 132 Bến Vân Đồn cho Công ty Vĩnh Hội - chấm dứt quyền quản lư, sử dụng của Vinafood II đối với khu đất.
Sau khi chuyển quyền sử dụng đất, số cổ phần của Vinafood II tại Công ty Vĩnh Hội vẫn giữ nguyên là 1,5 triệu cổ phần. Thực hiện chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành, Vinafood II thuê Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt tổ chức bán đấu giá, thu được 45 tỷ đồng.
Từ năm 2009 đến 2015, Công ty Nguyễn Kim mua 99,32% vốn điều lệ Công ty Vĩnh Hội và bán lại cho Công ty cổ phần Đầu tư Phú Mỹ Hưng.
Đến nay, Công ty cổ phần Đầu tư Phú Mỹ Hưng đă thực hiện dự án trên khu đất với tên thương mại là Millennium 132 Bến Vân Đồn, gồm 2 block, 653 căn hộ ở, 387 văn pḥng cho thuê, 17 căn hộ thương mại và đă bán hết cho khách hàng. Tuy nhiên, người mua vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 113 tỷ đồng
Cơ quan điều tra xác định, những bị can nguyên là lănh đạo Vinafood II đă không thực hiện dự án theo phương án được Bộ Tài chính phê duyệt, không lập hồ sơ tài sản, bỏ ngoài sổ sách khu đất 132 Bến Vân Đồn. Hành vi của các bị can gây thiệt hại cho nhà nước hơn 113 tỷ đồng.
Số tiền thiệt hại được xác định là tiền chênh lệch giữa giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường (định giá tại thời điểm tháng 1/2011 là 241 tỷ đồng trừ đi giá trị Vinafood II tự ấn định góp vốn 127 tỷ đồng).
Bộ Công an cáo buộc, trong vụ án, ông Trương Thanh Phong giữ vai tṛ chủ mưu, cầm đầu. Bị can đă kư hợp đồng góp vốn, để chuyển quyền sử dụng khu đất 132 Bến Vân Đồn cho Công ty Vĩnh Hội theo h́nh thức chỉ định, với giá đất được ấn định trước, không thẩm định giá, không đánh giá lại tài sản.
Ông Phong cũng kư công văn của Vinafood II, để Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP HCM xác nhận biến động, thay đổi người sử dụng khu đất thành Công ty Vĩnh Hội, gây thiệt hại hơn 113 tỷ đồng.
Đối với ông Trần Văn Vẹn, nhà chức trách cáo buộc có vai tṛ đồng phạm giúp sức tích cực. Theo đề nghị của Phong, ông này đă kư công văn thành lập công ty Vĩnh Hội, nhằm chuyển giao dự án cho công ty này.
Sau khi Vinafood II được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Vẹn lại tiếp tục kư công văn chấp thuận chuyển quyền sử dụng đất cho Công ty Vĩnh Hội theo giá ấn định từ năm 2007, không thẩm định giá, không đánh giá lại tài sản, trái quy định của pháp luật.
Bộ Công an thu giữ, ngăn chặn nhiều tài sản
Quá tŕnh điều tra vụ án, gia đ́nh các bị can đă tự nguyện nộp khắc phục hậu quả tổng số tiền 2,5 tỷ đồng. Trong đó, gia đ́nh ông Vẹn nộp 2 tỷ đồng; gia đ́nh ông Phong nộp 200 triệu đồng; ông Bảy nộp 300 triệu đồng.
Cơ quan điều tra cũng phong tỏa 7,1 tỷ đồng trong các tài khoản của ông Phong tại ngân hàng; kê biên 5 bất động sản của ông Vẹn, 2 bất động sản của ông Phong và 4 bất động sản của Trần Bảy.
Các bị can được ghi nhận nhiều t́nh tiết giảm nhẹ như: phạm tội lần đầu, đă nhận thức được hành vi phạm tội, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và tích cực hợp tác nhằm làm rơ bản chất vụ án. Ngoài ra, quá tŕnh công tác họ có nhiều thành tích xuất sắc, được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, gia đ́nh có công cách mạng, khắc phục một phần hậu quả... V́ vậy, cơ quan điều tra đề nghị VKS, ṭa án xem xét khi lượng h́nh.
Đối với khu đất 132 Bến Vân Đồn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đă có công văn đề nghị UBND TP HCM tạm dừng giải quyết việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tạm dừng thay đổi đăng kư kinh doanh đối với Công ty Phú Mỹ Hưng để phục vụ công tác điều tra.
Theo cơ quan điều tra, Công ty Phú Mỹ Hưng là "bên thứ ba ngay t́nh" (không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản là không có căn cứ pháp luật), đă triển khai thực hiện dự án theo quy hoạch của TP HCM và đă bán toàn bộ sản phẩm cho người dân. V́ vậy, Bộ Công an chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan và kiến nghị TAND TP HCM tiếp tục xem xét, giải quyết trong quá tŕnh xét xử; đảm bảo quyền lợi cho những người dân đă mua sản phẩm tại dự án.
VietBF@sưu tập