Cuối tháng 11 vừa qua, một trang báo đưa tin, Việt Nam sẽ in thêm gần 670.000 tỷ đồng trong 2 tháng cuối năm, để bơm ra nền kinh tế, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2024.
Con số này vừa khớp với thiệt hại mà bà Trương Mỹ Lan gây ra tại ngân hàng SCB. Theo đó, hồi tháng 4, toà án CSVN xác định số tiền mà bà Trương Mỹ Lan phải khắc phục, bồi thường cho SCB là 673.849 tỷ đồng.
Thiệt hại kinh tế trong vụ Trương Mỹ Lan khó có thể đo bằng tiền được, v́ c̣n gây ra sự lũng đoạn nghiêm trọng với cả nền kinh tế vĩ mô. Không chỉ là bất động sản, mà c̣n là hệ thống tài chính, tín dụng và cả niềm tin của nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam. Nếu xử lư vụ này không khéo th́ có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực lâu dài.
Ví dụ như những ṭa nhà, bất động sản của bà Lan bây giờ sẽ bán cho ai, bán như thế nào, khi nào bán; hoặc những thiệt hại của nhà đầu tư th́ khi nào mới được đền bù, đền bù như thế nào. V́ quy tŕnh thanh lư tài sản, giải ngân của nhà nước VN vốn dĩ chưa bao giờ minh bạch, nhanh gọn…
Giải pháp in thêm tiền để bơm vào nền kinh tế có lẽ là nhanh nhất, nhưng không hẳn là hiệu quả. V́ thực tế th́ năm nào nhà nước cũng bơm thêm từ 800 ngàn tỷ đến hơn 1 triệu tỷ vào nền kinh tế. Nhưng kinh tế vẫn không khả quan hơn mà thậm chí càng ngày càng tệ hơn. Chuyện này đă có nhiều bài học lịch sử ở khắp các nước trên toàn cầu, chứ không phải bây giờ mới nói. Trong lịch sử kinh tế thế giới, việc in thêm tiền để giải quyết khủng hoảng tài chính đă xảy ra nhiều lần, dẫn đến lạm phát trầm trọng, khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn là trước khi in thêm tiền.

Điển h́nh là trường hợp của Zimbabwe vào những năm 2000 và Đức vào đầu thế kỷ 20, lạm phát phi mă khiến giá cả các mặt hàng tăng chóng mặt và đồng tiền gần như trở nên vô giá trị. Khi đồng tiền mất giá, người dân phải chi nhiều hơn để mua những sản phẩm thiết yếu. Điều này dẫn đến giảm sức mua, làm suy yếu niềm tin vào nội tệ, buộc dân dân phải t́m đến ngoại tệ hoặc các tài sản an toàn như vàng để tích trữ tài sản. Đặc biệt là việc lạm phát sẽ làm cho giá trị thực tế của tiền lương giảm dần. Dù thu nhập danh nghĩa có thể tăng lên nhưng nếu không theo kịp tốc độ tăng giá, th́ đời sống của người lao động vẫn bị suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến tầng lớp trung lưu và người có thu nhập thấp, làm tăng bất b́nh đẳng xă hội và thiếu đói.
Tiền mất giá th́ không chỉ là lương thấp so với giá cả thị trường, mà c̣n làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá nguyên liệu và lăi suất ngân hàng đều tăng. Các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ phải đối mặt với khó khăn trong công việc duy tŕ lợi nhuận và cạnh tranh trên thị trường. Hậu quả là nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động hoặc phá sản, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Và lúc đó th́ người nghèo lại càng phải vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao.
Nhà nước VN thừa hiểu là càng in thêm tiền th́ càng khó khăn. Nhưng có lẽ đă không c̣n cách nào khác để khắc phục những thất thoát khổng lồ do bộ máy tham nhũng đă gây ra trong mấy chục năm qua. Vốn đă quen với việc ăn xổi th́ bây giờ khó ḷng mà toàn lực tập trung phát triển kinh tế thực tế. Muốn vậy th́ phải thay cơ chế để xây lại toàn bộ nền tảng, từ chính trị, pháp luật, tới văn hoá, giáo dục, kinh tế…