“Cái chết” kỷ lục của ngành ngân hàng trong năm 2010 rơ ràng cho thấy khủng hoảng giúp phơi bày sự yếu kém cố hữu trong các thể chế tài chính.
Dù cuộc khủng hoảng tài chính bị quy tội “châm ng̣i” cho làn sóng phá sản của giới ngân hàng Mỹ song nhiều chuyên gia khẳng định, “cái chết” kỷ lục của ngành ngân hàng trong năm 2010, thời điểm cơn băo tài chính tạm tan, rơ ràng cho thấy, khủng hoảng chỉ giúp phơi bày sự yếu kém cố hữu trong các thể chế tài chính này.
“Vỡ nợ” tăng tốc
Giới ngân hàng Mỹ lần đầu tiên nếm trải “cơn ác mộng” phá sản hàng loạt vào thời điểm diễn ra cuộc đại khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử năm 1923. Khi đó, sự dễ dăi trong việc tăng tín dụng khiến các ngân hàng dễ dàng cho vay, dẫn tới bùng nổ quá mức cung tiền ngay trước khi khủng hoảng, đẩy thị trường chứng khoán đến bờ vực phát nổ. Khi thị trường chứng khoán sụp đổ trong khủng hoảng, kéo theo sự “gục ngă” dây chuyền của các thể chế tài chính do những khoản nợ xấu không đ̣i được.
Theo số liệu, trong thập niên 1920, có trung b́nh 70 ngân hàng phá sản một năm. Mọi chuyện c̣n tồi tệ hơn trong thập niên kế tiếp khi chỉ trong 10 tháng đầu năm 1930, 744 ngân hàng phá sản, bằng cả 10 năm trước đó cộng lại. Tổng số tiền bị cuốn theo ṿng xoáy sụp đổ nhà băng khi đó lên tới 140 tỷ USD.
Kể từ đó, “căn bệnh” phá sản đồng loạt trở nên phổ biến hơn trong giới ngân hàng Mỹ, điển h́nh là đợt tái phát năm 1992, khi Mỹ phải trải qua cuộc khủng hoảng tín dụng, với sự “gục ngă” của 120 ngân hàng.
Tuy nhiên, “dịch bệnh” này chỉ thực sự chứng tỏ khả năng “lây lan” nguy hiểm của ḿnh đối với ngành tài chính Mỹ khi năm 2010, cường quốc kinh tế này phải chứng kiến sự ra đi của 157 ngân hàng, con số kỷ lục trong ṿng 18 năm qua.
Theo giới chức Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC), trong t́nh trạng phá sản, ngành ngân hàng ở các bang Floria, Georgia và Illinios chịu tác động nghiêm trọng nhất. Tính đến cuối năm 2010, bang Floria có con số ngân hàng phá sản lên tới 27, bang Georgia 16 ngân hàng và Illinios 16 ngân hàng.
FDIC cũng thừa nhận, thiệt hại do các ngân hàng phá sản làm cạn kiệt nguồn tín dụng của nước Mỹ và để lại cho ngành ngân hàng Mỹ hậu quả nặng nề.
Cơ quan này c̣n dự báo, trong giai đoạn năm 2010 - 2014, khoản chi tiêu cho việc xử lư các ngân hàng phá sản có thể tăng lên mức 52 tỷ USD bởi kết quả khảo sát của FDIC cho thấy, số các ngân hàng gặp vấn đề có thể đe dọa tới các hoạt động tài chính tính tới ngày 30/9/2010 là 860, cao nhất kể từ năm 1993. Theo lịch sử ghi nhận, khoảng 1/5 các ngân hàng trong danh sách theo dơi của FDIC sẽ đi đến phá sản.
Lộ "chân tướng”
Trước kỷ lục sụp đổ của các ngân hàng Mỹ trong năm nay, dư luận không khỏi thắc mắc rằng, tại sao trong bối cảnh giới chức kinh tế Mỹ “luôn miệng” đề cập tới đà phục hồi kinh tế th́ con số ngân hàng “đội nón ra đi” lại lớn hơn cả thời kỳ khó khăn nhất của nền kinh tế, tức là thời điểm năm 2008. Vào thời điểm đỉnh cao của khủng hoảng tài chính này, chỉ có 25 ngân hàng phải đóng cửa. Trước đó một năm, chỉ có ba ngân hàng sập tiệm.
Tuy nhiên, theo ông James Chessen, nhà kinh tế học thuộc Hiệp hội ngân hàng Mỹ, không thể thông qua con số đó mà khẳng định, giới ngân hàng Mỹ năm 2010 làm ăn thất bát hơn thời kỳ suy thoái kinh tế. “Thực tế, hoạt động kinh doanh của nhiều ngân hàng xuống dốc từ vài năm nay. Tuy nhiên, họ vẫn cố cầm cự cho đến khi không thể qua mặt được cơ chế giám sát chặt chẽ hơn của chính quyền của Tổng thống Obama”, ông James nhấn mạnh.
Lư giải cho nhận định của ḿnh, ông cho rằng, dù số lượng ngân hàng phá sản tăng nhưng quy mô trung b́nh của các ngân hàng này nhỏ hơn so với các ngân hàng phá sản năm 2009. Các ngân hàng phá sản trong năm nay có tổng tài sản trị giá 92,1 tỷ USD, giảm 45,7% so với con số 169,7 tỷ USD của năm ngoái.
Theo ông, điều đó có nghĩa là chính những ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ, nơi tập trung những khoản nợ xấu, là những nạn nhân chính của làn sóng phá sản hiện nay. “Họ buộc phải gục ngă bởi không kháng cự được với những biện pháp mạnh tay của Chính phủ đối với t́nh trạng nợ xấu”.
Chia sẻ quan điểm này, nghiên cứu viên cao cấp Trương Dĩnh của Ngân hàng Thế giới tại Trung Quốc cho biết, để tránh các tài sản xấu tiếp tục sinh sôi nảy nở, Tổng thống Mỹ Obama gần đây đề nghị hạn chế quy mô và hoạt động kinh doanh của nhiều ngân hàng, từ đó dẫn tới việc giảm sút số lượng các ngân hàng.
Chuyên gia Trương Dĩnh cho rằng, sự chặt chẽ của các quy định mới liên quan tỷ lệ vốn do Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel của Mỹ đưa ra được coi là một sự “trừng phạt” đối với hệ thống tiền tệ, dẫn đến những thay đổi lớn về môi trường hoạt động của các ngân hàng. Theo ông, quy định giám sát nghiêm ngặt sẽ dẫn tới ngân hàng bị ép bảo lưu tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu, tăng tỷ lệ tài sản vốn tự có, hạ thấp bội số cho vay. Đây là những tiêu chuẩn mà nhiều ngân hàng nhỏ và vừa không thể đáp ứng. Hậu quả là họ phải tự “đào thải” khỏi “cuộc chơi”.
Mang quan điểm khác, Giáo sư Joseph Stiglitz khẳng định, Mỹ vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng. V́ vậy, số ngân hàng gục ngă gia tăng là điều đương nhiên.
“Chắc chắn là chúng ta chưa ra khỏi giai đoạn suy thoái. Về mặt kỹ thuật, người ta nói tới một nền kinh tế bị suy thoái khi GDP sụt giảm trong hai quư liên tiếp. Tuy GDP không xuống dốc như vậy nhưng các số liệu khác đều cho thấy, kinh tế Mỹ đang bị chững lại. T́nh trạng suy thoái tiếp tục đánh đổ nhiều công ty, bỏ lại sau lưng cơ man nào là các trung tâm thương mại hay những ṭa nhà văn pḥng trống hoác, vốn được dựng lên bằng tiền vay ngân hàng. Và đương nhiên, người chịu trận cuối cùng là các ngân hàng”, giáo sư Joseph kết luận.
Theo Báo Đất Việt