Đảng Cộng sản Việt Nam có rất nhiều điểm đáng bị chê trách, tuy nhiên, theo tôi, họ có một ưu điểm rất đáng khâm phục, ít nhất, với riêng tôi: sự can đảm.
Trước, trong chiến tranh: họ can đảm. Can đảm khi đánh nhau với Pháp: từ thân phận một nô lệ, họ dám nổi dậy, bất chấp mọi hiểm nguy; và chỉ với những thứ vũ khí thật thô sơ, có khi chỉ là gậy gộc, họ dám chống lại kẻ thù mạnh hơn họ gấp trăm, thậm chí, gấp ngàn lần. Theo dơi những thước phim tài liệu về Điện Biên Phủ, tôi nghĩ, chúng ta không thể không khâm phục. Cố vấn Trung Quốc giúp đỡ ư? Ừ, nếu có, th́ họ chỉ giúp được phần trí tuệ, chứ c̣n phần can đảm th́ cũng vẫn thuộc về những con người h́ hục khiêng súng, khiêng đạn qua bao nhiêu là đồi, núi, rừng, suối... từ ngày này sang ngày khác, và cuối cùng, đối diện với một đội quân được trang bị những thứ vũ khí cực kỳ tối tân.
Trong cuộc chiến thời 1954-75 cũng vậy. Tôi đọc được khá nhiều tài liệu diễn tả sự thán phục của một số lính Mỹ trước sự chịu đựng gần như ngoài sức tưởng tượng của bộ đội Bắc Việt. Trước khi quân Mỹ đổ bộ đến một nơi nào đó, máy bay đă thả bom cày nát mặt đất, ngỡ như không c̣n một gốc cây nào c̣n đứng vững, không một khoảnh đất nào c̣n nguyên vẹn, vậy mà, người ta vẫn phát hiện có một số du kích hay bộ đội nào đó c̣n ôm súng nằm yên chờ phục kích. Một số người Mỹ nói: Họ không thể nào hiểu nổi!
Bây giờ, bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ 21, những người cộng sản Việt Nam, nhất là hàng ngũ lănh đạo, vẫn c̣n giữ được sự can đảm không ai có thể tưởng tượng được của họ: Họ không biết sợ ǵ cả. Tuyệt đối không sợ. Họ không hề sợ nói những điều nhảm nhí. Và họ cũng không hề sợ làm những điều có thể bị chê là ngu xuẩn. Họ không hề sợ.
Như, chẳng hạn, đầu tháng 10 năm 2009, để tạo cớ bắt nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, họ đă dàn dựng lên cảnh ẩu đả trước cửa nhà bà khiến cho một người đàn ông bị thương. Bằng chứng mà công an đưa ra là bức ảnh một người đàn ông máu me dầm dề từ tai xuống cổ, xuống cả chiếc áo trắng đang mặc. Với bằng chứng ấy, họ hy vọng có thể buộc Trần Khải Thanh Thủy tội cố ư đả thương người khác. Có điều, ngay sau đó, một số thành viên thuộc Diễn Đàn Xcafevn phát hiện: đó chỉ là bức ảnh ghép dựa trên một bức ảnh đă được chụp từ hơn bốn năm về trước! Khi sự giả dối của họ bị vạch trần, họ xí xóa bằng cách thả Trần Khải Thanh Thủy chăng? Không, họ vẫn đưa bà ra ṭa và vẫn bắt bà bỏ tù. Tại sao ư? Th́ tại họ cóc sợ cái ǵ cả. Kể cả sự thật. Vậy thôi.
Hay, gần đây, để bắt luật sư Cù Huy Hà Vũ, họ buộc ông tội ngủ với gái mại dâm. Té ra, không phải. Cô gái trong pḥng của Cù Huy Hà Vũ là một luật sư đồng nghiệp. Cái cớ bắt người v́ tội mua dâm, như thế, hóa thành vô duyên. Nhưng không sao, họ vẫn tiếp tục bắt giam Cù Huy Hà Vũ. Tại sao? Th́ cũng vẫn tại họ cóc biết sợ cái ǵ cả. Kể cả liêm sỉ. Vậy thôi.
Nhưng không đâu sự can đảm của đảng Cộng sản, đúng hơn, của hàng ngũ lănh đạo cao nhất của đảng Cộng sản, lại được thể hiện rơ cho bằng trong bản báo cáo chính trị được đọc trong đại hội đảng lần thứ 11 vừa mới diễn ra. Trong bản báo cáo ấy, họ nói toàn những điều ngược ngạo, trái với sự thật và trái với lịch sử; trái một cách hiển nhiên; trái đến độ không một kẻ có tâm trí b́nh thường nào dám nói; vậy mà họ vẫn nói.
Như, chẳng hạn, trong “Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước tŕnh Đại hội XI”, họ vẫn khẳng định chủ nghĩa tư bản, tuy vẫn “c̣n tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công”. Họ không dám nói, như mấy năm về trước, là chủ nghĩa tư bản “đang giăy chết” nhưng giọng của họ vẫn c̣n đầy răn đe: chính những “sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó [trong ḷng chế độ tư bản] và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.” Rồi họ dơng dạc tuyên bố: “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xă hội.”
Rồi, trong “Dự thảo Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng”, họ lại “một lần nữa khẳng định: Chỉ có chủ nghĩa xă hội mới bảo đảm cho dân tộc ta có độc lập, tự do thực sự, đất nước phát triển phồn vinh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.”
Ở vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21 như hiện nay, sau khi chế độ xă hội chủ nghĩa ở khắp nơi đă sụp đổ, sau khi đă có hàng ngàn tài liệu vạch trần những sai lầm trong hệ thống xă hội chủ nghĩa và những bất cập trong tư tưởng chính trị của Marx và Lenin (chưa nói đến tư tưởng của Stalin và Mao Trạch Đông), mà vẫn c̣n viết được như vậy quả là một sự can đảm phi thường.
Chính những đảng viên kỳ cựu ở Việt Nam cũng thấy rơ điều đó. Trong cuộc hội thảo góp ư cho Văn kiện Đại hội đảng được Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xă hội quốc gia phối hợp với Hội khoa học kinh tế Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào đầu tháng 10 năm 2010, nhiều người, ví dụ, ông Nguyễn Trung, cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan và cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, nói thẳng: “Viết về nhận định quốc tế – sai. Viết về nhận định các nước XHCN – cũng sai. Viết về nhận định t́nh h́nh trong nước – cũng sai.” Rồi ông thêm: “Tôi lấy ví dụ, các nước XHCN c̣n lại kiên định con đường XHCN, thế chúng ta theo Triều Tiên à, theo Bắc Triều Tiên à? Không được các đồng chí ạ! Viết về quốc tế sai, viết về đất nước sai giữa t́nh h́nh thế giới cũng sai chỗ ấy nên bỏ, nếu c̣n giữ lại th́ nguy hiểm.” Hay, như Giáo sư Trần Phương, cựu Phó thủ tướng, nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại nhiều lần: nói như bản dự thảo là “nói bậy”, là “bịp thiên hạ”, là “nhắm mắt trước thực tế”, là “nói một đằng, làm một nẻo”, v.v...
Những lời phát biểu của Nguyễn Trung hay Việt Phương có ǵ mới mẻ không? Không. Chúng chỉ mới ở việc họ dám nói thẳng ra chứ về nội dung th́ hầu như ai cũng biết cả. Chính bà Phạm Chi Lan, cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, cũng trong cuộc hội thảo trên, công nhận điều đó.
Bà kể: khi về các địa phương, đề cập đến các dự thảo về chiến lược hay chính sách của Đại hội đảng, bà nghe rất nhiều người, trong đó có khá nhiều tỉnh ủy viên, hỏi: “Chị ơi, thế cái cậu viết cái này ra, cậu ấy tin cái này là thật à?” hay “đến bây giờ vẫn c̣n tin, vẫn c̣n để như thế này à?” Rồi bà lo lắng: “những người bên ngoài người ta sẽ hiểu như thế nào về ḿnh” [khi ḿnh cứ] “nói những cái trật khấc hết cả, nói những cái nó lạc hậu, nó xa xôi, nó cũ kỹ như vậy”? Rồi bà đặt giả thuyết: “[M]ột là người ta đánh giá là ḿnh dốt, là ḿnh ngu muội đến bây giờ mà đi hiểu thế giới theo cái cách như thế, định hướng đường hướng phát triển của ḿnh theo cái cách như thế. Hai là (…) cũng lại cho là ḿnh giả dối nốt.” Cuối cùng, bà tự hỏi: “Thế th́ bây giờ trong thế giới hiện nay người ta có muốn chơi với những người ngu muội hay không, người ta có muốn chơi với người giả dối hay không?”
Giới lănh đạo có sợ những điều bà Phạm Chi Lan vừa nói không?
Chắc chắn là không. Bằng chứng: những điều mà bà Lan cho là “trật khấc”, “lạc hậu”, “xa xôi”, “cũ kỹ”, “dốt”, “ngu muội” hay “giả dối” hay những điều ông Nguyễn Trung cho là “sai”, ông Việt Phương cho là “nói bậy” hay là “bịp” ấy vẫn cứ xuất hiện một cách hùng hồn, dơng dạc trước Đại hội và cả thế giới.
Bởi thế, tôi mới nói là họ can đảm.
Can đảm bất chấp sự thật. Bất chấp thực tế. Bất chấp lịch sử. Bất chấp tất cả.
Miễn là c̣n được giữ quyền.
À, mà c̣n tiền nữa chứ.
Phải không?
VOA