Sau thời gian im tiếng, kẻ lừa đảo nổi tiếng nhất nước Nga Sergei Mavrodi trở lại với mô h́nh đầu tư mới được quảng cáo là “bất khả xâm phạm”.
Báo chí Nga đang xôn xao với thông tin động trời: Sergei Mavrodi, kẻ gây nên vụ lừa đảo theo mô h́nh Ponzi (kim tự tháp) lớn nhất lịch sử Nga, đă trở lại với cùng một chiêu thức tương tự như hồi đầu những năm 1990. Điều đáng nói là giới hữu trách dường như bất lực ngồi nh́n kẻ được ví như Bernard Madoff của Nga hành động.
Sergei Mavrodi lại khiến giới chức Nga đau đầu - Ảnh: Swindlenet.ru
MMM-2011
Hồi tuần rồi, Mavrodi, 56 tuổi, đă khởi động một mô h́nh đầu tư kiểu kim tự tháp mới với tên gọi MMM-2011. Đây được coi là “bản cập nhật” của mô h́nh MMM (viết tắt từ câu tiếng Nga nghĩa là “Chúng ta có thể làm mọi thứ”) do ông ta dựng lên hồi năm 1994, theo tạp chí Time. Lần này, Mavrodi kêu gọi nhà đầu tư dùng tài khoản trên những website giao dịch trực tuyến để mua MMM Dollars, một loại tiền ảo có tác dụng tương tự cổ phiếu nhưng chỉ có giá trị nội trong mô h́nh MMM-2011. Theo quảng cáo của Mavrodi, cứ 2 lần/tuần, ông ta sẽ nâng giá trị của MMM Dollars và lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ tăng chóng mặt. Ông ta cam đoan người tham gia MMM-2011 sẽ nhận lăi 20%-30%/tháng.
Loại h́nh Ponzi kiểu này tinh vi hơn mô h́nh kim tự tháp thông thường, nhưng vẫn theo nguyên tắc lấy tiền người sau trả cho người trước, và theo các chuyên gia th́ sớm muộn ǵ cũng sẽ sụp đổ. Lần này, Mavrodi tung “chiêu độc” với khẳng định: “Đây là một kim tự tháp không hơn không kém. Mọi người tương tác với nhau và cho tiền nhau chứ không phải đầu tư dự án ǵ cả. Tuy nhiên, tôi khẳng định sẽ có lời và nó sẽ không sụp đổ”. Lợi dụng kẽ hở luật pháp và biết rơ t́nh trạng của ḿnh, Mavrodi tuyên bố rằng sẽ không dính líu đến bất cứ giao dịch nào trong hệ thống sắp tới. “Tôi sẽ không động tay vào một xu nào. Mọi giao dịch sẽ diễn ra giữa các nhà đầu tư với nhau”, AFP dẫn lời Mavrodi.
Không phải tốn công sức suy nghĩ đầu tư mà vẫn được hứa hẹn sẽ kiếm lời lớn, nhà đầu tư, hay nói chính xác hơn là người chơi, quên hết những hậu quả nhăn tiền trong các vụ lừa đảo kiểu Ponzi lâu nay. Kết quả khảo sát do Đài phát thanh Moscow Echo thực hiện cho thấy khoảng 25% người được hỏi cho biết rất muốn đầu tư vào MMM-2011. Đây là điều khiến Chính phủ Nga hốt hoảng dù giới hữu trách vẫn chưa đưa ra cáo buộc nào đối với Mavrodi do tiền lưu chuyển trong hệ thống này sẽ được coi như quà tặng giữa bạn bè với nhau.
Kẽ hở luật pháp
RIA Novosti dẫn lời giới chức cho hay họ đang bó tay trước hệ thống kim tự tháp mới của Mavrodi và chỉ hy vọng rằng giới đầu tư sẽ không bị mắc lừa thêm lần nữa. Không quan chức nào chỉ ra được Mavrodi đă vi phạm điều luật ǵ trong bộ luật tài chính c̣n quá lỏng lẻo của Nga. “Luật tài chính của chúng ta chưa được vững chắc và Mavrodi đă lợi dụng những kẽ hở đó. Tôi sẽ cố gắng dùng ảnh hưởng của ḿnh để thuyết phục các công tố viên t́m cách can thiệp”, AFP dẫn lời nghị sĩ Pavel Medvedev nói. Tuy nhiên, những sự can thiệp kiểu này có thể bị coi là vi phạm quyền công dân và sự làm ăn hợp pháp của Mavrodi.
“Tiền” MMM phát hành năm 1994 - Ảnh: Banknotes.com
Tỏ ra ḿnh là nạn nhân của chính quyền cũng là chiêu thức quen thuộc của Mavrodi. Vào năm 1994, khi Moscow cố gắng bỏ tù Mavrodi v́ tội trốn thuế, ông ta tuyên bố ḿnh là người đi đầu trong cuộc chiến chống lại một chính phủ bạo ngược và khủng bố. Thế là với sự ủng hộ khổng lồ của dư luận, Mavrodi không những thoát tội mà c̣n trúng cử vào hạ viện cùng năm đó và được hưởng quyền miễn tố. Đến khi vụ lừa đảo lịch sử vỡ lở và chính phủ truy tố Mavrodi tội lừa đảo vào năm 1996, nhiều dân Nga vẫn tin rằng tiền của họ biến mất v́ điện Kremlin cố ư hại Mavrodi để chiếm tài sản của ông ta.
Ngày 21.1 tới, Cơ quan chống độc quyền liên bang Nga (FAS) sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia gồm các nhà lập pháp và hành pháp để t́m vũ khí pháp lư hiệu quả nhất chống Mavrodi. “Điều quan trọng nhất hiện nay là phải chứng minh cho dân chúng rằng kế hoạch mới của Mavrodi sẽ gây hại cho xă hội”, Time dẫn lời Andrei Kashevarov, Phó giám đốc FAS nói.
Vụ lừa đảo lịch sử
Cũng thông qua tiền ảo MMM, mô h́nh MMM vào những năm 1990 cam kết mức lợi nhuận lên đến 1.000%/tháng. Con số “không tưởng” này cộng với chiến dịch quảng cáo dày đặc trên các phương tiện truyền thông quốc gia, thu hút hàng triệu người tham gia. Nga lúc này vẫn đang trong thời kỳ tranh tối tranh sáng khi Liên Xô vừa tan ră, người dân choáng ngợp trước “mô h́nh đầu tư” mới và dễ dàng rơi vào bẫy. Theo tờ Moscow Time, trong thời hoàng kim, công ty MMM của Mavrodi thu lời nhiều tới mức nhân viên phải đếm tiền mặt theo đơn vị căn pḥng (1 pḥng đầy tiền, 2 pḥng đầy tiền…).
Khoảng 3.000 tỉ rúp (1,5 tỉ USD theo tỷ giá khi đó, tức khoảng 100 tỉ USD thời giá bây giờ) “bốc hơi” khi mô h́nh sụp đổ vào năm 1994 và ít nhất 50 người tự sát. Sau thời gian dài lẩn trốn, Mavrodi bị bắt năm 2003, nhưng chỉ bị xử về các vụ lừa đảo “nhỏ” khác, ngồi tù đến năm 2007 và nay ông ta một lần nữa “ám ảnh nước Nga”.
Thụy Miên
Theo ThanhNien