R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
|
Lao động nữ đi xuất khẩu lao động: Những câu chuyện đau ḷng
Hàng trăm phụ nữ ở nhiều vùng quê phải chạy vạy vay mượn khắp nơi để lo được số tiền đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Ả rập Xê út, với hy vọng sau vài năm lao động kiếm lưng vốn trở về cải thiện cuộc sống…
Nhưng những tháng ngày trên đất khách thực sự đă trở thành “địa ngục trần gian” đối với họ. Vùng vẫy, t́m đủ mọi cách để về quê nhà, họ trở về như được tái sinh!
Ngồi trước chúng tôi, khi khơi gợi lại quá khứ kể về những ngày bị đầy ải, chị Nguyễn Thị Thắm ở xă Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) như không nén nổi uất hận, nghẹn ngào… Đầu năm 2008, thông qua Công ty CP Tiến Bộ Quốc Tế (Công ty AIC) chị đăng ky đi xuất khẩu lao động sang Ả rập Xê út. Theo hợp đồng, chị Thắm sẽ làm công việc giúp việc gia đ́nh, 8 tiếng/ngày với mức lương 200 USD…
Tuy nhiên, khi đặt chân sang đất khách “những ngày đen tối” đă ập đến với cuộc sống chị. Chị bị gia đ́nh chủ nhà ngược đăi, bóc lột sức lao động tàn tệ, mỗi ngày phải dậy lúc 4 giờ sáng, làm việc quần quật và chỉ được đi ngủ lúc 12 giờ đêm. Nếu chỉ là công việc nhà thông thường th́ một phụ nữ nông thôn, chịu thương chịu khó cố gắng vẫn có thể chịu đựng được. Tuy nhiên, việc nặng, việc nhẹ trong nhà chị đều phải làm, thậm chí chủ nhà c̣n “vẽ” nhiều việc làm đến nỗi chị không có thời gian nghỉ ngơi. Tàn tệ hơn, chị gần như bị bỏ đói, trong ngày chỉ được ăn duy nhất 1 bát cơm nhạt lúc 3h chiều. Không những thế chuyện bị bà chủ cấu véo hay bị “ăn” một ca nước vào mặt là chuyện “cơm bữa”…
Cuộc sống như vậy nên chỉ sau một hai tuần sống với chị gầy rộc, lúc nào cũng trong t́nh trạng thiếu ngủ, mệt và đói lả. Khổ cực như thế, nhưng khi đến tháng hỏi lương th́ chủ nhà lại gạt phắt bảo phải vài tháng mới trả một lần. Cuộc sống như nô lệ khiến chị Thắm kiệt sức, sau gần 2 tháng ở với chủ nhà chị chị bỗng bị những cơn hoa mắt, chảy máu mũi và ngất xỉu, nhưng công việc th́ vẫn không bớt được chút nào. Đến khi sức khỏe cạn kiệt không thể gắng gượng được nữa, nghĩ đến con cái, chị vùng vẫy, gào thét… th́ mới được chủ nhà trả về công ty môi giới của Ả rập Xê út để t́m đường về nước.
Trong tốp phụ nữ Việt Nam trở lại trung tâm môi giới c̣n có hàng chục người khác, khi đă trở lại trung tâm hầu hết họ đều ở trong t́nh trạng suy kiệt sức khỏe, trầm uất. Tất cả chị em đều bị chủ đối xử tệ bạc, bị bỏ đói, đánh đập, bị đối xử như nô lệ.
Như trường hợp của các chị Phạm Thị Hiên, Nguyễn Thị Nhung (Tam Đa, Sơn Dương, Tuyên Quang) cũng được đưa đi từ Công ty AIC. Với hợp đồng lao động giúp việc nhà, nhưng chị Nhung phải ra ngoài nông trại để làm rẫy, thậm chí để “tận công” chủ nhà c̣n đưa chị đi làm mấy nhà của bà con họ hàng mà tiền lương vẫn như vậy. Do nắng nóng và sức khỏe suy kiệt, chị phải điện về cho chồng để làm đơn với công ty trong nước xin cho chị về trước thời hạn để đảm bảo sức khỏe. Công ty yêu cầu chồng chị Nhung phải nộp 24 triệu đồng th́ chị mới được về nước. Thương vợ, chồng chị phải chạy vạy khắp nơi mới gom được số tiền nộp vào công ty để chị về nước, nhưng rồi hơn 1 tháng sau chị vẫn chưa được về, trong khi tiền lăi ngân hàng chồng chị ở nhà không cáng đáng nổi. Thương chồng con, chị phải cắn răng chịu đựng xin ở lại thêm thời gian để kiếm chút tiền về trả nợ. Sau 7 tháng chủ nhà trả lương đầy đủ được khoảng 18 triệu đồng, thế nhưng khi chị nhờ chủ nhà đi gửi về gia đ́nh th́ lại bị chủ nhà giữ lại số tiền và… quỵt mất. Không những thế chị c̣n bị những người trong gia đ́nh này đánh đập thậm tệ. Cuối cùng công sá lao động của chị cũng chỉ là tấm vé may bay trở về nước!
Cũng đi xuất khẩu lao động cùng với chị Nhung, chị Hiên c̣n rơi vào hoàn cảnh bi đát hơn, sau nhiều lần đổi chủ v́ bị “chê” là sức khỏe yếu, chị rơi vào một gia đ́nh có cậu con trai (gần 30 tuổi) vũ phu, hành hạ đánh đập chị thường xuyên. Liên lạc được với chồng ở quê nhà, lên nhờ xă đến đôn đốc công ty đưa chị về nước để đảm bảo sự an toàn, sự sống cho chị. Nhưng đại diện phía công ty sang Ả rập Xê út, lại yêu cầu chị Hiên phải viết đơn theo nội dung do gia đ́nh khó khăn, nên phải xin về nước trước thời hạn th́ mới giải quyết lo cho về!?.
Không chỉ bị lao động kiểu khổ sai, bị đánh đập, không ít trường hợp c̣n bị chủ nhà hăm hiếp, nhưng đất khách quê người, ngôn ngữ bất đồng họ đều phải ḱm nén nỗi đau gánh chịu để t́m đường trở về quê hương. Con đường trở về của các chị cũng hết sức gian nan. Như trường hợp của chị Diệp Thị Năm (Sơn Dương, Tuyên Quang), bị chủ nhà ngược đăi rồi tống thẳng chị ra sân bay. Không tiền bạc, không hành lư, chị phải lang thang, vật vờ 3 ngày, đến khi chị ngă gục ở sân bay mới được một cán bộ hải quan nước bạn động ḷng trắc ẩn mua cho cái bánh mỳ và hộp sữa. Chị Năm hiểu rằng, nếu không quyết liệt sẽ măi không trở về được mà sẽ vùi thân xác nơi đây, nên khi gặp một người đàn ông có dáng đạo mạo, mặc cảnh phục, chị đă lao tới quỳ sụp như vồ lấy chân ông ta để khẩn cầu! Sau khi xem giấy tờ của chị, người đàn ông này đă bút phê chỉ đạo đặt vé cho chị về nước. Tuy nhiên, về đến Bangkok chị lại gặp sự cố không có tên trong danh sách khách hàng v́ vậy chị lại phải ‘lưu lại” sân bay 2 ngày. Bế tắc, chị Năm lại phải dùng đến “chiêu cũ”, rất may chị lại gặp được người Thái là “chàng rể” Việt Nam, ông ta cho chị tiền ăn và mua vé cho chị về nước…
Theo phản ánh, phần lớn các chị khi trở về nước đă t́m đến các chi nhánh và Công ty AIC để giải quyết thanh lư hợp đồng và đ̣i những khoản bồi thường chính đáng, nhưng không được giải quyết thỏa đáng. Hiện nhiều người đă làm đơn đến các cơ quan chức năng mong được giúp đỡ, giải quyết.
Baomoi
|