Một năm sau vụ nổ dàn khoan gây ra thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ trên vịnh Mexico, 3.200 giếng dầu đă âm thầm bị bỏ lại và không được bịt để ngăn chặn ṛ rỉ.
Một danh sách của chính phủ Mỹ cho thấy ngoài 27.000 giếng dầu và khí đốt đă được bịt bằng xi măng và bị bỏ lại, không được kiểm tra thường xuyên, 3.200 giếng khác cũng được âm thầm bỏ lại mà không được bơm xi măng nhằm ngăn chặn ṛ rỉ.
Dàn khoan dầu Deepwater Horizon đă bị ch́m sau 36 giờ bốc cháy ngùn ngụt.
Nếu không được bịt, sẽ không có cách nào ngăn chặn được dầu ṛ rỉ tràn lên bề mặt biển, khiến những giếng dầu này đe dọa đến môi trường thậm chí c̣n lớn hơn những giếng đă được bịt. 27.000 giếng được bịt đầu tiên được cho là mối đe dọa gây ṛ rỉ dầu chủ yếu trong một báo cáo điều tra của hăng thông tấn AP hồi tháng 7 năm ngoái.
Theo chính phủ liên bang Mỹ, trên thực tế, 3.200 giếng dầu chưa được bịt vẫn là những giếng đang hoạt động, nhưng chúng không được sử dụng trong ít nhất là 5 năm và cũng chưa có kế hoạch nào nhằm phục hồi sản xuất ở những giếng dầu này. Các nhà điều hành không bị yêu cầu bịt chúng bởi thời gian hợp đồng của họ chưa hết hạn.
Ngoài ra, có tới 3/5 trong tổng số 50.000 giếng dầu từng được khoan trên vịnh Mexico đă bị bỏ lại mà không hề được kiểm tra ṛ rỉ định kỳ.
Vụ nổ trên dàn khoan dầu Deepwater Horizon vào ngày 20/4/2010 đă khiến 11 công nhân thiệt mạng và làm loang gần 5 triệu thùng dầu, nhuốm đen bờ biển của 4 bang nằm ven vịnh Mexico.
Louisiana gánh chịu thiệt hại nặng nhất, với hơn 1000km bờ biển bị dầu tấn công, trong khi Florida gánh chịu hậu quả trên 270km bờ biển, Mississippi 254km và Alabama 144km.
Một năm sau thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất Mỹ trên vịnh Mexico, giới chức trách hôm qua cho biết vùng thảm họa đă bắt đầu được tái sinh. Hiện vẫn c̣n quá sớm để đánh giá thiệt hại lâu dài đối với hệ thống sinh thái phong phú và phức tạp của vịnh Mexico, nhưng dấu hiệu hồi sinh đă bắt đầu xuất hiện. Trên Grand Isle, đảo san hô ngầm tại cửa Vịnh Barataria, nơi ngành ngư nghiệp phải đóng cửa sau vụ tràn dầu, hoạt động kinh doanh đang trở lại b́nh thường.
Vũ Quư
Theo AP