R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
|
Chuyện hoàng hậu áp đảo chồng, sụp đổ cả triều đại
Vua Carlos IV xứ Tây Ban Nha là người nổi tiếng sợ vợ, nhưng cũng v́ quá yêu thương Hoàng hậu Maria Luisa mà ông đă bị chính bà cùng người t́nh là Manuel Godoy t́m cách khuất phục. Bi kịch cao trào đến nỗi dưới sức ép của Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte, vua Carlos IV buộc phải tuyên bố thoái vị.
Vị vua yếu nhược xứ Tây Ban Nha: Carlos IV
Vua Carlos IV xứ Tây Ban Nha là vị Hoàng đế thứ 5 của triều đại Bourbon và là một trong những v́ Vua cai trị đất nước Tây Ban Nha yếu kém nhất. Vốn thừa hưởng ngôi báu từ cha tức là Vua Carlos III xứ Tây Ban Nha, nhưng trong cuộc sống hôn nhân, vua Carlos IV đă dần bị vợ tức là Hoàng hậu Maria Luisa kết hợp với người t́nh của bà là Manuel Godoy t́m mọi cách qua mặt để chuyên quyền. Hoàng hậu Maria Luisa đă bắt tay ngầm với hoàng đế Pháp để hất cẳng chồng, ép buộc chồng phải thoái vị, đồng thời hủy diệt luôn triều đại Bourbon.
Vua Carlos IV xứ Tây Ban Nha (1748–1819) vốn dĩ không phải là người đàn ông thông minh, mạnh mẽ cho lắm. Ngài lên ngai báu một phần cũng bởi chính sách cha truyền con nối hàng trăm năm của Hoàng gia Tây Ban Nha. Vua cha Carlos III xứ Tây Ban Nha, vào năm 1788 lúc Ngài mới 40 tuổi đă vội vă truyền ngôi cho con trai, lên chức Thái Thượng Hoàng và an hưởng tuổi già. Mặc dù từng chứng kiến bản chất yếu ớt, kém cỏi của người con trai nhưng v́ nhà vua chỉ có một Hoàng nam duy nhất nên dù biết rằng đứa con của ḿnh yếu kém nhiều mặt, song lại không có ai thay thế nó cả nên Vua Carlos III đành nhắm mắt, hướng đạo cho Hoàng tử cách thức để cai trị đất nước như thế nào.
Những bài học cai trị nước mới gian nan, nhọc nhằn biết bao nhiêu. Tốn bao nhiêu thời gian, Hoàng tử đă được vua cha Carlos III giáo dục hết sức tận tâm nhưng bao công lao vẫn phí hoài bởi v́ Carlos IV hầu như chẳng thông minh thêm được chút nào cả, mặt khác sự nhút nhát của chàng c̣n làm ảnh hưởng không ít đến tương lai cai trị đất nước sau này.
Mặc dù không thông minh, linh lợi song mặt khác kể từ lúc thay cha làm vua, Vua Carlos IV đă thể hiện bản chất nhân từ, tốt bụng và cư xử hài hoà với mọi tầng lớp thần dân trên khắp đất nước. Chính điều đó làm cho đất nước thanh b́nh, nhà nhà yên vui.
Ngoài giờ bận công việc triều chính, nhà vua c̣n đam mê thú vui săn bắn. Ngài cũng là người yêu nghệ thuật và đặc biệt đă không tiếc tâm huyết để bảo trợ việc sáng tác cho nhà danh hoạ Francisco de Goya. Đam mê hội hoạ và sâu sắc với các thú vui tinh thần bao nhiêu th́ đời sống chính trị của nhà vua lại yếu kém bấy nhiêu, chính bởi sự yếu kém về mặt chính trị mà nhà vua dần dần bị lấn lướt quyền hành bởi chính người mà Ngài luôn đầu gối tay ấp kề cận bên ḿnh.
Thay v́ cầm quyền mạnh mẽ, quyền lực của nhà vua ngày càng bị áp đảo và phủ bóng bởi chính Hoàng hậu Maria Luisa và t́nh nhân bí mật của bà là Manuel Godoy. Sự rạn nứt về đời sống gia đ́nh cũng bắt đầu từ đó.
Hoàng hậu Maria Luisa và t́nh nhân Manuel Godoy áp đảo Vua Carlos IV
Trước khi kết hôn với Vua Carlos IV trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ, Maria Luisa là công chúa xứ Parma (1751–1819), nàng là con gái yêu của em trai Vua Carlos III là Felipe, Hoàng tử xứ Parma. Năm 14 tuổi, nàng Maria Luisa được gửi sang Tây Ban Nha nhằm hợp thức hoá lễ đính hôn của nàng với người sẽ thừa kế ngai vàng của xứ Tây Ban Nha.
Xinh đẹp, thông minh và quyến rũ, cộng với tố chất sắc sảo và chứa đầy ắp các tham vọng, không ai ngờ chỉ sau khi lấy chồng một thời gian ngắn, Hoàng hậu Maria Luisa đă lấn lướt sự yếu nhược của Vua Carlos IV để rồi chuyên quyền chồng, thay đổi hoàn toàn diện mạo chính trị của cả một triều đại.
Trẻ hơn chồng 3 tuổi, ngay khi trở thành Hoàng hậu, Maria Luisa sớm mất đi vẻ nông dân hồn hậu của các thanh nữ xứ Parma mà thay vào đó là một bà hoàng thanh lịch, quư phái bởi cách ăn diện không ai sánh bằng, tất cả những bộ y phục đặt may cho Hoàng hậu đều là những loại y phục mới nhất, chất liệu thượng hạng nhất. Hoàng hậu Maria Luisa cũng là hiện tượng quư bà thời trang nổi tiếng của xứ sở Tây Ban Nha.
Với vẻ đẹp rạng rỡ, cách thức giao tiếp lịch thiệp, Hoàng hậu có rất nhiều người yêu dù rằng nàng đă có chồng: đức vua Carlos IV. Nhưng có chồng cũng như không, v́ nhà vua không phải là gă đàn ông ga-lăng để lấy ḷng cô vợ trẻ đẹp và tham vọng.
Vua cha Carlos III rất bực khi biết tin những gă đàn ông hào hoa cứ lăn xả như đỉa vào cô con dâu đang th́ xuân sắc. Ngài đă ra lệnh tống cổ những gă đàn ông không biết ư tứ đó. Nhưng ngay sau khi bố chồng băng hà, Hoàng hậu mới Maria Luisa càng không thèm đếm xỉa đến sự ngờ nghệch của Vua Carlos IV và mặc sức t́m “ong bướm” trong vương quốc của ḿnh.
Hoàng hậu Maria Luisa có rất nhiều t́nh nhân nhưng mối t́nh lâu dài nhất và nổi tiếng nhất của nàng lại là quan hệ mặn nồng với gă nhân t́nh Manuel Godoy. Manuel Godoy vốn là một lính cảnh vệ khi Hoàng hậu gặp gỡ, lúc đó Maria Luisa 14 tuổi, c̣n chàng cảnh vệ khi đó mới tṛn 16, có xuất thân từ một gia đ́nh b́nh dân.
Nhưng chẳng biết ma đưa lối, quỷ dẫn đường như thế nào, hay bởi chính Hoàng hậu quá yêu vẻ ngoài đẹp trai, mạnh mẽ của chàng cảnh vệ Godoy mà cấp bậc của người này cứ lên chức ào ào, cuối cùng trở thành Ngoại trưởng và nhận được danh hiệu “Hoàng tử Hoà B́nh”.
Trớ trêu thay, gă Manuel Godoy cũng là một tên xỏ lá, hắn biết tỏng Hoàng hậu Maria Luisa mê mệt ḿnh, nên t́m cách điều khiển nàng c̣n nàng th́ quay sang “giáo huấn” luôn ông chồng hiền như đất của ḿnh. Hoàng hậu Maria Luisa rất “tự hào” bởi mối quan hệ kỳ lạ của ḿnh, nhưng thần dân Tây Ban Nha tỏ ư xem thường mối quan hệ thiếu tế nhị của nàng. Về phần ḿnh, Vua Carlos IV như bị “bịt mắt” trước mối quan hệ gai mắt của vợ. Dân chúng trong vương quốc than phiền về mối quan hệ lộ liễu của Hoàng hậu, nhưng tiếng than thở của họ dường như chưa đủ để lọt vào lỗ tai của vua Carlos IV.
Các Hoàng tử mang gen “kém linh hoạt” và cuộc thoái vị ê chề
Những đứa con do Hoàng hậu Maria Luisa sinh ra chẳng may cũng mang gen “kém linh hoạt” của vua cha Carlos IV. Người con trai cả sau đó đă trở thành Vua Fernando VII, đă cạnh tranh với vua cha chức danh lẫy lừng không kém như là “Vị vua cai trị tồi tệ nhất vương quốc Tây Ban Nha”, ngài nổi tiếng bởi sự chuyên chế, độc tài trong cai trị và ḷng hận thù đôi khi lại hơn hẳn cha và mẹ của ḿnh.
Vị hoàng tử thứ hai, Don Carlos, đă thiết lập một triều đại đối nghịch với người cháu gái của Nữ hoàng Tây Ban Nha Isabel II, vị Hoàng tử này là người chịu trách nhiệm gây ra 3 cuộc nội chiến làm khốn đốn đời sống dân chúng trong nước.
Công chúa cả Carlotta Joaquina, sau đó đă trở thành Nữ hoàng Bồ Đào Nha. Công chúa thứ hai, Maria Luisa, kết hôn với Hoàng tử Parma, hai vợ chồng cùng chia nhau cai trị Vương quốc Etruria (đảo Tuscany thuộc Italia). Mặc dù Hoàng hậu Maria Luisa c̣n có 2 con riêng với người t́nh Manuel Godoy, họ là con ngoài giá thú, nhưng họ đă làm tṛn trách nhiệm cai trị thành công triều đại của ḿnh.
V́ vua Carlos IV là một ông vua yếu kém và bất lực trong chuyện chính trị nên chính sự yếu nhược này đă tạo cơ hội ngàn năm có một cho Hoàng hậu Maria Luisa và thậm chí là gă t́nh nhân Godoy t́m cách thiết lập quan hệ bang giao mềm mỏng với nước Cộng hoà Pháp láng giềng, tỏ ra thân cận với Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte.
Đất nước Tây Ban Nha dưới triều đại vua Carlos IV trở nên yếu kém hơn bao giờ hết, chính điều đó khiến cho người Pháp có điều kiện lờn mặt, Hoàng đế Napoleon có đà thuận lợi để ép Vua Carlos IV thoái vị tới 2 lần, lần thứ nhất là thay thế Ngài bằng chính người con trai tức vua Fernando VII và lần thứ hai khi Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte đă chỉ định em trai Joseph Bonaparte lên ngôi báu thay thế cho Vua Carlos IV trở thành Vua José I. Cuối đời, cựu hoàng Carlos IV đă chết trong hoàn cảnh sống lưu vong vào năm 1819.
Vua Carlos IV suy yếu và bạc nhược, đă bị khống chế bởi chính Hoàng hậu Maria Luisa và nhân t́nh Manuel Godoy. Sự lũng đoạn triều chính của Hoàng hậu Maria đă gây nên nỗi phẫn nộ sâu sắc trong đời sống của các thần dân trên toàn vương quốc Tây Ban Nha. Với sự hậu thuẫn của “giặc nhà” Maria Luisa, người Pháp dễ dàng đánh úp Tây Ban Nha mà không tốn một viên đạn nào. Chính sự bạc nhược của vua Carlos IV đă khiến cho triều đại Bourbon ở Tây Ban Nha đi đến hồi tuyên cáo sụp đổ.
Nguyễn Thanh Hải
(Theo Historia)
|