Chuyện thuộc loại “Biết rồi, khổ lắm, nói măi” nhưng vẫn phải nói nữa là trong cuộc tọa đàm do Ban Tuyên Giáo Trung Ương phối hợp với ban tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Ngăi tổ chức tại huyện đảo Lư Sơn vào chiều 27 tháng 4, 2011.
Ngư dân Đà Nẵng chuẩn bị đồ nghề cho một chuyến ra khơi. Có 3 thứ ngư dân Việt Nam sợ: Băo, tàu tuần Trung Quốc và giá dầu leo thang. (H́nh: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Tại đây, ông Trần Ngọc Nguyên, chủ tịch huyện Lư Sơn thừa nhận một sự thật đau ḷng, rằng “Những năm qua, ngư dân luôn phập phồng, lo âu mỗi khi đưa tàu ra khơi xa, nhất là tại vùng biển khu vực quần đảo Hoàng Sa. Có nhiều gia đ́nh ngư dân bị phía Trung Quốc bắt, đ̣i tiền chuộc, tịch thu tàu đang lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần. Chỉ tính riêng trong năm 2010, 4 tàu với 52 ngư dân Lư Sơn khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa đă bị phía Trung Quốc vây bắt, đập phá, lấy đi một số tài sản và phạt tiền gây thiệt hại khoảng 1.7 tỉ đồng. Không chỉ bị vây bắt trong lúc hành nghề hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa mà ngay cả khi có áp thấp nhiệt đới hoặc băo, nhiều tàu thuyền của ngư dân Lư Sơn chạy vào tránh trú gió cũng bị phía Trung Quốc vây bắt, đánh đập, lấy tài sản”.
Lâu nay, trước quốc nạn “hải tặc” của người anh em “16 chữ vàng”, thái độ “nhà nước ta” về đối nội vẫn cứ đứng phía sau thúc vô đít ngư dân Việt Nam phải “vươn ra biển lớn”, “đánh bắt xa bờ”, ngư dân có trách nhiệm “khai thác gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo”, v.v.
Về đối ngoại vẫn “tích cực phản đối” bằng mồm: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng...” được nghe đi nghe lại từ thời “mồ ma” phát ngôn nhân Phan Thúy Thanh, Lê Dũng cho đến Nguyễn Phương Nga.
Lóng rày coi ṃi bọn Trung Quốc hoành hành dữ quá, ngang nhiên ra lệnh cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt trong vùng biển quần đảo Hoàng Sa, “nhà nước ta” bèn “kiên quyết” bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng cách gom ngư dân lại thành lập trung đội dân quân biển (Thanh Niên ngày 13 tháng 5, 2011). Tên th́ nghe rất oai, c̣n trang bị th́ như lời một nhà khoa học nhận xét, là “hạm đội thuyền thúng” và “hành trang thời Mai An Tiêm”.
Ông Nguyễn Duy Trinh, phó chủ tịch UBND xă Phổ Thạnh cho rằng “thuyền viên gật đầu “cái rẹt”, tự nguyện viết đơn t́nh nguyện vào dân quân biển”.
Người xưa có câu “Cầu nhân bất như cầu kỷ” (Cầu người không bằng cầu chính ḿnh), không gật đầu sao được khi giờ đây họ có thêm bộ trang phục dân quân biển “trông rất oai” thay v́ ở trần. Không gật đầu sao được khi đang là mùa cá không ra khơi th́ gia đ́nh họ đói, con cái họ không thể đến trường.
Ngày 5 tháng 5 năm 2011, Tuổi Trẻ thông tin “Hơn 240,000 dân Thanh Hóa thiếu đói”, “nhiều gia đ́nh ở xă Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) phải dùng cả ngô giống để trên gác bếp xay ra ăn trừ bữa”.
Báo Tuổi Trẻ cho rằng do mất mùa, nhưng báo Nông Nghiệp Việt Nam lại khẳng định “có số liệu cho rằng tổng sản lượng lương thực của Thanh Hóa những năm gần đây đều đạt trên 1.6 triệu tấn/năm”, tức với thu hoạch này không thể đói.
Báo Nông Nghiệp Việt Nam lư giải nguyên nhân được mùa mà dân đói do “Dân nghèo nghẹt thở v́ đóng góp”, “Dân đói đến mức như thế nhưng chính quyền một số nơi trong tỉnh Thanh Hóa vẫn thu của dân nghèo nhiều khoản đóng góp vô ly”Ô. Đến thời điểm 18 tháng 5, 2011 vẫn chưa có thông tin ǵ về việc “nhà nước ta” cứu đói xứ Thanh.
Dân nghèo xứ Thanh cũng đừng ngạc nhiên, ráng nhịn ăn một thời gian, bởi lẽ nhà nước địa phương c̣n mắc tụ tập với quư vị nhà nước tai to mặt lớn “ở trển” để lo chống biểu t́nh, lo thu gom xe tăng, thiết giáp, xe chữa cháy, dùi cui, roi điện, lá chắn, lo gắn cho dân chúng mấy cái từ “gây rối”, “bạo loạn”, “khủng bố”...
Dân đói chỉ cần coi “diễn tập” là no rồi, cần ǵ ăn nữa. Ḍm qua Hàn Quốc, Nhật, Mỹ dân họ chưa bị ai bắt bớ, cướp tàu nhiều như ngư dân Việt Nam mà bọn họ phối hợp tập trận chống xâm lấn lănh hải hà rầm thấy phát ham. C̣n ở Việt Nam bị cướp quá xá trời đất mà trông hoài không thấy ai diễn tập chống cướp biển.
Loài thỏ xưa nay vốn hiền lành, thiếu răng sắc chân khỏe để chiến đấu. Ngư dân Việt Nam tự dưng được “nhà nước ta” nâng cấp lên “tầm cao mới” với nhiệm vụ rất to béo là “khai thác gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo”, “gắn sản xuất, khai thác với bảo vệ an ninh trật tự và chủ quyền các vùng biển”, chẳng khác nào xua thỏ ra giữ con gà “biển đảo”.
Quân đội th́ tuần tra ven bờ, ngư dân phải “đánh bắt xa bờ”, gặp “hải tặc” Trung Quốc th́ mạnh ai nấy chạy, chạy không kịp th́ bị bắt. Dương oai với đám dân đen mất đất mất nhà, tay không tấc sắt đi biểu t́nh kêu oan, thiệt chỉ đáng làm cho “hải tặc” Trung Quốc nó cười đến đau cả ruột.
Chó săn chân khỏe, răng bén, tai thính, mắt tinh, hằng ngày được gia chủ nuôi béo để giữ nhà. “Nuôi quân ngàn ngày, dùng quân một khắc”, trong lúc trộm cướp, côn đồ vây quanh, chó nhà không cắn địch mà chuẩn bị quay lại muốn cắn chủ, sự đời thiệt ngược ngạo vô cùng. Sắp tới đây e rằng tôi phải đề nghị với tổ chức làm sách Guiness thế giới đưa chuyện này vào mục các loại kỷ lục lạ ở Việt Nam, bảo đảm thế giới không ai cạnh tranh nổi nước ta.
Tạ Phong Tần/Nguoiviet