R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
|
Bi hài kư người già “sành” hi-tech
Một thực tế không thể phủ nhận là các thiết bị hi-tech đang ngày một đóng vai tṛ quan trọng trong cuộc sống thường nhật. Bên cạnh việc đáp ứng các tác vụ công việc, giải trí th́ cuộc cách mạng số hóa cũng là một trào lưu cho mọi lứa tuổi mà người già là một thành phần không thể thiếu.
Khi cụ ông chơi game online, cụ bà sành máy tính bảng
Thuộc diện gia đ́nh khá giả, chị Lê Hương ở Khương Đ́nh, Thanh Xuân Hà Nội có bố mẹ chồng khá hiện đại. Anh chị ở riêng, chỉ thi thoảng cuối tuần mới về nhà bố mẹ chồng để chơi và thăm nom các cụ v́ hai ông bà cũng mới nghỉ hưu, vẫn c̣n trẻ và khỏe, không cần người trông nom thường xuyên.
Gần đây chị mua một chiếc iPad và thi thoảng xách về nhà chồng để vào kiểm tra thư từ cũng như giải trí. Thấy mẹ chồng mắt đă kém, cứ mỗi lần đọc trang báo là phải t́m kính, đưa xa đưa gần rồi lại than thở “Báo dạo này ít tin”, chị liền đem ngay iPad ra “tŕnh diễn” để cụ đọc.
Vốn là phó pḥng kế toán ở một công ty nhà nước nên mẹ chồng chị tiếp thu khá nhanh việc sử dụng chiếc máy tính bảng để đọc báo. Thậm chí bà c̣n tỏ ra khá thích khi máy có thể xem truyền h́nh trực tuyến các kênh yêu thích thay v́ phải “tranh giành” TV với cụ ông.
Biết tính người già hay lo nghĩ chuyện đắt rẻ, vợ chồng chị giấu nhẹm giá mua chiếc máy hơn chục triệu mà chỉ nói “đây là thiết bị đọc báo, giá khoảng 300 - 400 ngàn đồng, bằng vài bữa ăn sáng”. Được dịp lấy ḷng mẹ chồng, bà luôn trầm trồ rằng : “Dạo này công nghệ cao thích thật, đồ rẻ mà tính năng hấp dẫn thế”, đi đến đâu cũng khoe con dâu, chị Hương tha hồ nở mày nở mặt.
C̣n anh Quốc Anh, nhà ở Bạch Mai th́ có bố đẻ khá thích chơi tổ tôm, đánh chắn. Năm nay cụ đă ngoài 70 nên vẫn c̣n trẻ lắm. Anh cho biết: “Cái món đánh chắn chẳng hiểu có ma lực ǵ mà cụ nghiện thế. Dù chỉ là đánh cho vui, không ăn thua, sát phạt nhưng đêm nào cũng phải 11, 12h gọi cụ mới chịu về. Lâu lâu lại kéo cả hội tổ tôm đến nhà đánh đến 1,2 giờ sáng. Mẹ tôi suốt ngày cằn nhằn”.
Phát hiện trên mạng có tṛ chơi đánh Tổ tôm online, anh hướng dẫn ngay bố dùng máy tính và đăng nhập để chơi. Chỉ sau vài lần bỡ ngỡ, giờ cụ ông đă khá thạo và suốt ngày đăng nhập để “tẩy, g̣, chíu” với các thành viên ảo của mạng đánh chắn này. Theo anh Quốc Anh th́: “Thà thế này c̣n hơn là để cụ ra ngoài đi đêm về hôm, tiền không phải là vấn đề nhưng nhỡ gặp kẻ bất lương th́ lại rắc rối.”.
Được cái từ ngày chơi online, cũng không c̣n cảnh cụ tụ tập chơi bài cả đêm nữa mà suốt ngày cụ ngồi ở nhà. Nếu muốn cụ bà có thể “ngắt mạng” theo hướng dẫn có sẵn của anh Quốc Anh để cụ rời máy đi ăn cơm hoặc đi ngủ.
C̣n chị San nhà ở Định Công th́ lại là một câu chuyện rất khác. Bố đẻ chị vốn tính nghệ sỹ từ thời trẻ, thích ngao du sơn thủy ngắm cảnh và lưu lại các khoảnh khắc đáng nhớ. Thế nhưng, hành trang cái máy ảnh phim của cụ th́ đă cũ kỹ, vả lại tay nghề của cụ cũng “có hạn” thế nên cứ mỗi đợt đi về 36 kiểu phim th́ cái cháy, cái hở sáng, cái che tay, rung tay, hỏng đến quá nửa cuốn.
Cách đây vài năm, khi điện thoại di động bùng nổ, chị sắm ngay cho bố một chiếc điện thoại chuyên dụng chụp ảnh hiệu Sony Ericsson để vừa tiện liên lạc, vừa thỏa ḷng cụ. Theo chị tính: “Cụ già rồi, đáng bao tiền, cho cụ vui là chính thôi mà hơn nữa thú vui cũng lành mạnh ”. Thế nên cứ chu kỳ 1 năm 1 lần là chị đổi một chiếc điện thoại chụp ảnh mới cho cụ để “nâng cao tay nghề, chất lượng”.
Và những chuyện cười ra nước mắt
Bẵng đi vài tuần không về qua nhà v́ bận đi công tác, được hôm cuối tuần về nhà lại quên đem theo máy xách tay, cần vào mạng gấp để kiểm tra thư đối tác, chị Hương gọi mẹ chồng hỏi mượn lại cái iPad “dùng vài phút rồi trả”. Cụ ngẩn người ra rồi bảo: “Hôm rồi đi điều dưỡng, tranh thủ đem đi đọc báo cho đỡ buồn th́ có cụ bà cùng khu phố hay đi tập dưỡng sinh cùng mẹ thích lắm. Mẹ thấy chả đáng bao tiền nên bảo bà ư thích th́ cứ cầm lấy mà dùng rồi. Nếu cần giờ mua lại có được không?”.
Kể chuyện với PV.VietNamNet mà chị Hương dở mếu dở cười v́ cái sự “trót mồm” của ḿnh. Thôi th́ cũng trách tại ḿnh mà ra, giờ c̣n phải đi đóng gói cước 3G chị gắn kèm cùng cái iPad đứng tên chị, nếu không mỗi tháng chị phải trả hơn 100 ngàn tiền cước thuê bao cho bà hàng xóm dùng.
C̣n anh Quốc Anh, phải chốt một câu “cái sảy nảy cái ung”. Số là ông cụ ở nhà sau một thời gian đánh chắn online, càng chơi càng mê. Mới đầu th́ cụ vào các “ṣng nhỏ” cược ít điểm, thoải mái chơi. Nhưng càng về sau, đánh càng ham mà các “ṣng to” mới có các đối thủ “ngang cơ” thế nên cụ mới nhắn nhủ anh nạp tiền. Lúc đầu phần v́ không để ư, phần nghĩ để bố vui nên anh cũng hay mua thẻ cào nạp tài khoản cho cụ chơi. Sau đó không thấy bố bảo nạp nữa th́ một hôm mẹ anh gọi điện khóc qua điện thoại rằng cụ ông đem tiền lương hưu lĩnh cho cả 2 cụ đi mua hết nửa là tiền thẻ nạp để…đánh chắn online rồi. Lúc đó anh mới tá hỏa cái sự “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” và hai mẹ con phải bàn kế để…cai nghiện game online cho cụ ông.
Câu chuyện nhà chị San th́ lại khác. Sau một thời gian “ngấm đ̣n” điện thoại công nghệ cao, bố chị tâm đắc lắm nên suốt ngày mó máy mấy cái điện thoại. Nhưng được một thời gian, đọc báo thấy điện thoại chụp ảnh mới ra là cụ gom góp lương với tiền lăi tiết kiệm đi sắm.
Lần gần đây nhất về nhà đă thấy cụ cầm chiếc Nokia N8 giá cả chục triệu để “chụp ảnh cho nét” theo lời bố chị. Chưa hết, hôm đi tour Singapore, gặp mấy bạn đồng hành trẻ, cụ lại bị thuyết phục bởi tính năng của iPhone 4 nên suưt nữa sắm chiếc máy ngay tại Sing với giá ngót nghét 14 triệu đồng. “Rất may lúc đó cụ không đem đủ tiền mặt chứ nếu không 20 triệu/máy chắc cụ cũng…chơi”, chị San cho biết.
Những câu chuyện về người già sành hi-tech th́ c̣n nhiều và rơ ràng công nghệ không phân biệt tuổi tác. Thế nhưng, mỗi thế hệ lại có một tư duy sử dụng khác nhau và điều cần thiết là những người dùng trẻ tuổi nên định hướng và phổ biến thông tin đầy đủ để những cụ ông, cụ bà sử dụng các thiết bị công nghệ cao vào đúng mục đích, đem lại hiệu quả tối ưu.
Vương Long
VNN
|