Trong khuôn khổ chuyến công du đến Bắc Kinh, đô đốc Mullen đă được mời thăm cơ sở của quân đoàn pháo binh số 2
Đô đốc Mullen đă được mời thăm trụ sở của quân đoàn pháo binh số 2 của Trung Quốc vào hôm chủ nhật 10/7/2011.
Tại trụ sở của quân đoàn pháo binh số 2, ông đă có buổi gặp gỡ và trao đổi với chỉ huy của quân đoàn này tướng Jing Zhiyuan.
Tướng Jing đă giới thiệu cho đô đốc Mullen đôi nét về sự h́nh thành và quá tŕnh phát triển của quân đoàn pháo binh số 2.
Đây là một trong những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm công khai minh bạch về các chương tŕnh phát triển quân sự của ḿnh. Đô đốc Mullen hy vọng rằng sẽ có nhiều hơn nữa sự hợp tác giữa lực lượng tên lửa chiến lược của hai nước.
Trong khi đó, tướng Jing cũng hy vọng hai bên nghiêm túc thực hiện sự đồng thuận , gia tăng đối thoại và trao đổi thông tin nhằm duy tŕ quan hệ quân sự tốt đẹp giữa hai nước.
Trong biên chế của quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, lực lượng tên lửa chiến lược được gọi một cái tên khá khiêm tốn “quân đoàn pháo binh số 2”.
Sự phát triển, cơ cấu tổ chức, vũ khí trang bị của lực lượng này vẫn là một ẩn số đối với thế giới.
Pḥng điều khiển của "Vạn lư trường thành" trong ḷng đất (ảnh: Clubchina)
Căn cứ ngầm cho lực lượng tên lửa
Theo một số thông tin ṛ rỉ trên các trang mạng quốc pḥng Trung Quốc, nước này đă hoàn thành xây dựng một “Vạn lư trường thành” trong ḷng đất cho quân đoàn pháo binh số 2.
“Vạn lư trường thành” trong ḷng đất này vừa là kho cất giữ và bảo quản các tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc. Cũng là nơi đặt các giếng phóng cố định trong ḷng đất.
Cơ sở trong ḷng đất này đủ khả năng để chịu đựng một cuộc tấn công bằng hạt nhân của đối phương. Đây sẽ là điểm tựa để Trung Quốc tiến hành một cuộc đáp trả lại đợt tấn công bằng hạt nhân của đối phương.
Đường hầm này được xây dựng bên trong ḷng núi tại khu vực Bắc Trung Quốc. Đây được coi là một “mê cung trong ḷng đất”. Đến nay, số lượng tên lửa được triển khai tại đây vẫn là một ẩn số vô cùng lớn.
Cơ sở trong ḷng đất này đủ sức chịu đựng một cuộc tấn công hạt nhân của đối phương (ảnh: Clubchina)
Theo báo cáo được đăng tải bởi Nti.org, lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc có khoảng 400 thiết bị phóng, cùng với khoảng 100 đầu đạn hạt nhân. Tầm tác chiến của đơn vị này đủ sức "vươn tới mọi nơi" trên toàn thế giới.
Cùng ngày, Trung Quốc cũng công bố bản danh sách đầu tiên của các nhà cung cấp thiết bị quân sự cho quân đội Trung Quốc. Nhằm thể hiện sự cạnh tranh trong đấu thầu cung cấp trang thiết bị vũ khí cho quân đội.
Tổng cộng có hơn 1.600 nhà thầu nằm trong danh sách. Đây cũng là một nỗ lực nữa của Trung Quốc nhằm "minh bạch hóa" hơn các chương tŕnh mua sắm quân sự đúng vào dịp người bạn Mỹ tới thăm. Các chương tŕnh lâu nay vẫn là một ẩn số với thế giới.
Đường hầm được thiết kế cho cả xe lửa và xe cơ giới hoạt động (ảnh: Clubchina)
Sự úp mở, không công khai và thiếu thông tin về các chương tŕnh mua sắm quốc pḥng của Trung Quốc vốn làm cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực không khỏi lo lắng.
Tuy nhiên, vấn đề được quan tâm ở đây là liệu các dự án mua sắm quốc pḥng lớn của Trung Quốc có được công bố cách công khai và minh bạch như các dự án mua sắm quốc pḥng của Mỹ hay không. Bởi đến nay, sự phát triển các hệ thống vũ khí của Trung Quốc đều được thực hiện theo “chiều dọc” tất cả đều nằm dưới sự chỉ đạo từ phía nhà nước.
Việt Trung (theo Nhân dân nhật báo, NTI)