ASEAN sẽ tạo cơ hội cho các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông thảo luận tại diễn đàn an ninh khu vực (ARF) diễn ra ở Bali cuối tháng này.
Tổng thư kư hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Surin Pitsuwan cho hay ASEAN không can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, hiệp hội sẽ "cung cấp một diễn đàn, nơi các vấn đề về Biển Đông được thảo luận một cách cởi mở và thẳng thắn",
Inquirer dẫn lời ông.
Đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh:
TTXVN.
Ông Pitsuwan cho rằng cuộc thảo luận này sẽ không ảnh hưởng tới các bước đi của các bên tranh chấp nếu có nước nào đó muốn đàm phán song phương với Trung Quốc.
ARF là một diễn đàn an ninh quan trọng ở châu Á Thái B́nh dương, quy tụ các quan chức và giới quân sự cũng như chuyên gia của ASEAN và các nước đối thoại. Trong số này có những cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, Nga và Liên minh châu Âu.
Trước đó Philippines cho hay họ muốn đưa vấn đề tranh chấp ra ARF. Mỹ cũng cho rằng diễn đàn an ninh này là cơ hội để các bên giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Tại ARF ở Hà Nội năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng tuyên bố Washington "có lợi ích quốc gia" trong việc đảm bảo tự do và an ninh hàng hải trên Biển Đông. B́nh luận này của bà khiến Bắc Kinh tức giận. Trung Quốc luôn cho rằng Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp v́ thế không nên can thiệp vào vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc và bốn quốc gia ASEAN bao gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông, khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 trên thế giới. ASEAN và Trung Quốc từng thông qua Tuyên bố về Ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 song ASEAN muốn có một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc hơn.
Trong vài tháng trở lại đây, Việt Nam và Philippines liên tục tố cáo Trung Quốc có hành động quyết liệt ở Biển Đông. Manila hồi đầu tuần cho biết sẽ đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo lên Ṭa án về luật biển của Liên Hợp Quốc, điều mà Bắc Kinh bác bỏ. Manila phản pháo rằng việc Bắc Kinh không dám ra ṭa chứng tỏ bằng chứng của họ về chủ quyền không có cơ sở,
AFP đưa tin.
Ṭa án này do Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc thành lập. Công ước, mà Trung Quốc cũng là một thành viên, quy định rơ phạm vi, quy chế pháp lư của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như vùng biển quốc tế. Theo điều 76 của công ước, thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng tối thiểu 200 hải lư (mỗi hải lư bằng 1.852 mét).
Mai Trang - VNE