Việc đưa trận siêu cúp Italia sang châu Á, trong bối cảnh thị trường Italia đang suy sụp, hóa ra lại là một hành động theo kiểu “mua đất mặt trăng”.
1. Suốt hai thập kỷ qua, một doanh nhân người Mỹ tên là Dennis Hope đă tự tuyên bố chủ quyền với mặt trăng, rồi thản nhiên bán đất trên đó với giá 20 USD/hecta. Cho đến lúc này Hope đă thu về khoảng… 9 triệu USD tiền bán đất.
Chẳng phải giải thích dài ḍng cũng biết cái tuyên bố chủ quyền của Dennis Hope là một việc điên rồ. Luật pháp của LHQ không cấm việc cá nhân sở hữu bất động sản ngoài trái đất, nhưng cũng không hề thừa nhận việc này. Nghĩa là chẳng có luật nào cho ông Hope kia được bán đất mặt trăng.
Sự phi lư ở đây không phải là một doanh nhân đưa ra ư tưởng kinh doanh kỳ quặc, mà là ở chỗ đă có đến mấy triệu người hưởng ứng cái ư tưởng ấy. Không phải ai cũng bị ngớ ngẩn (trong danh sách những người mua đất có cả những yếu nhân quan trọng đến mức khó kể tên ở đây), chỉ có điều là cái khao khát được vươn ra ngoài trái đất của nhân loại quá lớn. Lớn đến mức lệch lạc.
Và có vô lư không khi nhân loại sẵn sàng bỏ tiền ra để sở hữu đất trên mặt trăng, người ta nghiên cứu việc trồng trọt trên mặt trăng, khai thác năng lượng trên mặt trăng, định cư trên mặt trăng trong khi họ hồn nhiên biến Trái Đất thành một hành tinh kiệt quệ?
2. “Bụt chùa nhà không thiêng”, những cái đă trở nên quen thuộc đến mức gần như nghiễm nhiên phải có thường không được xem trọng. Người ta có thói quen đánh giá cao những ǵ không thuộc về ḿnh.
Hai ông lớn Italia dắt díu nhau sang châu Á đá trận Siêu cúp Italia, ở một góc độ nào đó là một động tác rất b́nh thường của những người làm kinh doanh: họ cần khai thác thị trường mới, và một món quà khuyến mại như thế sẽ làm đẹp ḷng các khách hàng ở mảnh đất Viễn Đông này.
Nhưng vấn đề cốt lơi nhất của những CLB ấy, hay chính xác hơn là các ông chủ tịch CLB bây giờ không phải là họ thiếu tiền, mà là họ thiếu sự tôn trọng dành cho chính khán giả Italia. Nếu lấy số khán giả trung b́nh của 6 CLB nổi tiếng là Milan, Inter, Roma, Lazio, Juve và Fiorentina mùa giải 2010/11 so với trước đó 6 năm, th́ con số chênh lệch đă là ít hơn 7.100 người/trận. Chắc vấn đề không nằm ở việc kinh tế thế giới đi xuống.
Có cả đống lư do cho việc người Italia ít đến sân. Họ sợ bạo lực. Họ đă chán ngán những hoài nghi, khi mà Calciopoli đă qua nửa thập kỷ nhưng trọng tài thỉnh thoảng vẫn thổi như “ma ám”. Họ mất hứng thú với chất lượng giải đấu…
Đó đều là những vấn đề mà các CLB, nếu không giải quyết được hết th́ cũng có thể cải thiện phần nào.
3. Việc đưa trận Siêu cúp Italia sang châu Á, đặt trong bối cảnh thị trường Italia đang suy sụp, hóa ra lại là một hành động theo kiểu “mua đất mặt trăng”. Người ta có thể bỏ tiền ra mua những thước đất khô cằn trên mặt trăng để thỏa măn một thú vui, trong khi lại từ chối cứu lấy chính những mảnh đất màu mỡ đă nuôi sống họ trên Trái đất. Thậm chí tệ hơn là trực tiếp hủy hoại nó.
Với nền bóng đá nào khác, việc mở rộng thị trường ra nước ngoài luôn đáng cân nhắc. Nhưng với bóng đá Italia, nơi nhiều giá trị cơ bản đang mọt rỗng, đó là một việc làm phù phiếm.
Chả biết, đất trên mặt trăng có trồng được cây nguyệt quế không?
Theo Bongdaplus