Cơ quan Quản lư thị trường (QLTT) TP.HCM vừa phát hiện hàng tấn đông dược chứa trong các nhà kho ẩm thấp đầy gián chuột, đang mục nát, phân hủy.
Ngày 13.7, Đội QLTT 3A, thuộc Chi cục QLTT TP.HCM đă kiểm tra 2 điểm kinh doanh đông dược trên địa bàn P.10, Q.5, phát hiện hơn 2,2 tấn đông dược Trung Quốc không có hóa đơn chứng từ, vi phạm về nhăn mác, bảo quản trong điều kiện kém vệ sinh.
Điểm chứa hàng trên đường Triệu Quang Phục là căn nhà cũ kỹ, tăm tối. Các bao tải chứa đông dược lăn lóc ngổn ngang. Khi cán bộ QLTT lật các bao hàng để kiểm tra, kiến, gián chạy tán loạn. Nhiều bao dược liệu nằm bên dưới lâu ngày, trong điều kiện ẩm thấp nên đă mục nát. Đáng chú ư là cán bộ QLTT đă phát hiện nhiều vỏ hộp đông trùng hạ thảo, bà chủ hàng khai là đặt mua vỏ hộp từ Trung Quốc.
Tại đây cũng có 47 hộp đông trùng hạ thảo (đóng hộp dạng nước) toàn chữ Trung Quốc trên vỏ hộp, nằm lẫn trong mớ bao b́, giấy, rác. Đội QLTT 3A đă tạm giữ hơn 1,5 tấn đông dược. Tại điểm chứa hàng đồng thời là điểm kinh doanh đông dược đường Hải Thượng Lăn Ông, do vợ chồng ông Nguyễn D.S làm chủ, Đội QLTT 3A đă tạm giữ hơn 700 kg đông dược Trung Quốc các loại không hóa đơn chứng từ, vi phạm nhăn hàng.
Lực lượng chức năng kiểm tra, lập biên bản tạm giữ đông dược trên đường Triệu Quang Phục, Q.5 - Ảnh: Hoàng Việt
Ông Trần Hữu Vinh - Trưởng pḥng Quản lư dược học cổ truyền Sở Y tế TP.HCM - cho biết: “Theo quy định, dược liệu phải được bảo quản ở nhà kho đạt tiêu chuẩn, đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm thích hợp… Dược liệu phơi sấy trên vỉa hè, nền đất đương nhiên không đảm bảo chất lượng, dễ nhiễm khuẩn. Nếu sơ chế thuốc không vệ sinh, không chất lượng th́ các cơ sở phải chịu trách nhiệm”.
Theo dược sĩ D. (đề nghị không nêu tên) - lănh đạo khoa dược một bệnh viện tại TP.HCM, các loại dược liệu trong t́nh trạng nói trên nếu sử dụng rất nguy hại. Do khâu nuôi trồng dược liệu nước ta c̣n hạn chế nên phần lớn đông dược phải nhập từ Trung Quốc, trong đó không ít nhập bằng con đường tiểu ngạch, không có hóa đơn chứng từ nhưng các cơ quan quản lư vẫn chưa kiểm soát hết được. Bệnh nhân dù chữa trị bằng đông dược hay tây dược đều nên đến bệnh viện, pḥng khám bệnh y học cổ truyền có uy tín để bác sĩ khám, chẩn đoán bệnh và hướng dẫn chữa trị.
Dược sĩ D. cũng cho biết người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng đông trùng hạ thảo cần lưu ư: Vị thuốc này thực chất là do ấu trùng các loài bướm thuộc chi Thitarodes bị nấm thuộc chi Cordyceps kư sinh. Các loài nấm này có ở châu Á và châu Úc, đa dạng nhất là vùng Đông Á. Đó là các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4.000-5.000m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam...
Theo các ghi chép về đông dược cổ, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quư giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như rối loạn t́nh dục, thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn… Do thuốc rất hiếm và rất đắt tiền, nên trên thị trường có rất nhiều loại đông trùng hạ thảo giả, làm từ bột bắp, lúa mạch, thạch cao…
“Ở VN rất khó có đông trùng hạ thảo thật. V́ ngay ở Trung Quốc cũng rất hiếm biệt dược này”, một dược sĩ lâu năm trong nghề cho biết.
Theo Thanh Niên