Chỉ trên đường vận chuyển từ cơ sở sản xuất ra cảng, một lượng hàng hóa trị giá lớn đă bị rút ruột.
Nạn ăn trộm hàng xuất khẩu trong các container không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp (DN) mà c̣n ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín xuất khẩu của VN.
Bẽ mặt với đối tác

Doanh nghiệp xuất khẩu phải tự tăng cường biện pháp bảo vệ hàng hóa của ḿnh - ảnh: D.Đ.Minh
Cứ 10 lô hàng th́ có tới 5 - 6 lô bị rút ruột, nhưng các DN vẫn phải chịu đựng v́ không biết kêu ai
Lănh đạo một doanh nghiệp
T́nh trạng hàng hóa bị rút ruột trên đường vận chuyển từ cơ sở chế biến ra cảng đă xuất hiện từ nhiều năm nay. Ngay từ năm 2007, rất nhiều DN đă phát hiện hàng hóa của ḿnh giao cho khách hàng bị thiếu hụt, mất mát trên đường đi. Dù đă áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ hàng hóa sau khi đă đóng vào container việc mất trộm vẫn liên tiếp diễn ra, thách thức pháp luật và gây bất an trong cộng đồng DN xuất khẩu. Đặc biệt năm nay, do nhu cầu tiêu thụ và giá trị xuất khẩu tăng cao, nạn trộm cắp hàng hóa trong container trên đường vận chuyển lại bùng phát dữ dội hơn. Đại diện Công ty D.N.F (Đồng Nai) bức xúc kể: “Tháng 6 vừa qua, chúng tôi xuất khẩu 700 thùng điều nhân sang Ấn Độ. Hàng qua đến nơi vào đầu tháng 8 th́ đối tác gửi văn bản, h́nh ảnh sang khiếu nại v́ container bị mất gần 600 thùng hàng, thiệt hại hơn 102.000 USD. Đáng nói là niêm phong trên container vẫn c̣n nguyên, do đó hàng qua đến bên kia mới phát hiện được”.
Trước đó, Công ty cổ phần L.S cũng bị rút ruột một lượng hàng lớn nhưng đến nay vẫn chưa bắt được thủ phạm dù bằng chứng rất rơ ràng. Ông Vũ Thái Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty L.S, tŕnh bày: “Khoảng cuối năm 2010 chúng tôi xuất khẩu 2 container điều nhân sang Thái Lan. Qua đến nơi th́ phát hiện hàng hóa đă không cánh mà bay, trong khi ch́ niêm phong vẫn c̣n nguyên. Do đơn vị vận tải thực hiện hợp đồng vận chuyển có sử dụng hệ thống định vị toàn cầu nên đă kiểm tra được chiếc xe chở container này dừng lại một thời gian khá lâu trên tuyến quốc lộ 1A, đoạn gần ngă tư Ga, quận 12 (TP.HCM) nên nghi ngờ đây là lúc tài xế thực hiện hành vi trộm cắp. Tuy nhiên, khi chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng điều tra th́ phát hiện tài xế này đă xin nghỉ việc và hồ sơ xin việc c̣n lưu giữ của người này hoàn toàn là giả mạo, do đó đến nay vẫn không truy bắt được thủ phạm. Để giữ uy tín cho công ty, chúng tôi đă cắn răng bồi thường thiệt hại cho khách hàng gần 135.000 USD”.
Theo thống kê của Hiệp hội Điều VN (VINACAS), tổng thiệt hại từ các vụ “rút ruột” hàng hóa trong container từ năm 2007 đến nay đă lên đến gần 2 triệu USD. Đây mới chỉ là các vụ mất hàng được DN tŕnh báo, c̣n những vụ mất hàng với số lượng nhỏ hơn th́ xảy ra liên tục nhưng DN sợ ảnh hưởng uy tín nên không làm lớn chuyện. Không chỉ riêng mặt hàng điều, thời gian qua t́nh trạng trộm cắp hàng container xảy ra ở rất nhiều DN cao su, thủy sản, cà phê. Thậm chí, theo ông Nguyễn Đức Thanh - Phó chủ tịch VINACAS, hàng hóa nguyên liệu nhập khẩu về cũng bị rút ruột.
50% lô hàng bị rút ruột
Doanh nghiệp không nên tiếp tay
Một điều đáng nói là rất nhiều DN v́ tham rẻ nên đă mua lại và tiêu thụ hàng hóa trộm cắp hoặc không rơ nguồn gốc. Thực tế với số lượng lớn hàng hóa bị rút ruột, kẻ trộm không thể tiêu thụ ngay và mang đi xa được mà chỉ có thể bán lại cho chính các DN trong ngành. Nếu DN nào cũng tự giác và có ư thức tŕnh báo th́ nạn trộm cắp hàng hóa xuất khẩu, do không có tiêu thụ nên chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều.
Việc lần ra tung tích của kẻ trộm cùng với số hàng hóa đă nhanh chóng bị tẩu tán hết sức khó khăn. Gần đây đă có một số vụ trộm đă bị cơ quan chức năng triệt phá, tuy nhiên con số này chỉ giống như bề nổi của tảng băng, trong khi các vụ rút ruột diễn ra thường xuyên.
Lănh đạo một công ty cao su tại miền Trung cho biết: “Cứ 10 lô hàng th́ có tới 5- 6 lô bị rút ruột, nhưng các DN vẫn phải chịu đựng v́ không biết kêu ai. Hơn nữa, nếu làm to chuyện th́ ảnh hưởng đến tên tuổi của công ty, nên đành im lặng”. Biện pháp khả thi duy nhất của các DN là “pḥng bệnh hơn chữa bệnh”, chủ động bảo vệ container hàng hóa đến tận cảng xuất khẩu. Mới đây, VINACAS đă có văn bản khuyến cáo các hội viên thực hiện các biện pháp pḥng vệ như: thuê người áp tải container từ nhà máy ra đến cảng, chụp ảnh, quay phim liên tục trong quá tŕnh đóng hàng; kư hợp đồng vận chuyển với các đơn vị uy tín đồng thời có cam kết bồi thường về việc mất hàng. Về phía cơ quan công an, VINACAS cũng đề nghị các lực lượng tuần tra giao thông với quyền hạn của ḿnh nên tích cực kiểm tra các hành vi nghi ngờ trộm cắp hàng hóa trong container trên đường vận chuyển.
Hiệp hội Cao su VN cũng lên tiếng cảnh báo: “Gần đây, nhiều vụ mất hàng cao su xuất khẩu liên tục xảy ra trong quá tŕnh vận chuyển từ băi đóng hàng tại cảng xuất đến băi nhận hàng tại cảng nhập dù niêm phong ch́ vẫn nguyên vẹn. Sự việc này cho thấy việc rút ruột container đă trở nên tinh vi, phức tạp hơn và làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của nhiều đơn vị liên quan trong xuất khẩu hàng VN, không chỉ gây thiệt hại cho DN xuất khẩu mà c̣n làm giảm uy tín của các đơn vị giao nhận vận tải hàng xuất khẩu. Hiệp hội Cao su VN đă tŕnh báo vụ việc trên với các cơ quan chức năng để kịp thời điều tra và có giải pháp ngăn chặn. Đồng thời, hiệp hội cũng thông báo đến các hội viên, doanh nghiệp khác để cảnh giác đề pḥng. Trước mắt, hiệp hội khuyến cáo các hội viên, DN cần yêu cầu khách hàng khi nhận hàng tại cảng/địa điểm đến cần có sự hiện diện của đơn vị giám định để kiểm đếm lượng hàng nhập nhằm có cơ sở đền bù khi có thiếu hụt và phát hiện đường dây đánh cắp hàng. Nhà xuất khẩu cần t́m những đơn vị giao nhận vận tải và bảo hiểm hàng hóa có uy tín để chịu trách nhiệm từ khi nhận hàng đến khi giao hàng, nhanh chóng giải quyết các thiệt hại xảy ra.
TN