Chỉ cần một động thái mạnh của Trung Quốc trên thị trường này có thể tạo những chuyển động rất lớn về giá. Thực chất nước này tính toán ǵ?
Sau nhiều năm theo đuổi chính sách đồng nội tệ yếu để thúc đẩy xuất khẩu, Trung Quốc giờ đây đang ngồi trên một núi dự trữ ngoại tệ trị giá gần 3.200 tỷ đôla Mỹ. Gần đây, quốc gia này đẩy mạnh đầu tư vào các loại hàng hoá, trong đó có kim loại quư như vàng và bạc.
Chỉ cần một động thái mạnh của Trung Quốc trên thị trường này có thể tạo những chuyển động rất lớn về giá. Thực chất nước này tính toán ǵ? Đây vẫn là một yếu tố khó đoán định.
Về nhu cầu vàng bán lẻ, theo số liệu của hội đồng Vàng thế giới, Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Ấn Độ. Trung Quốc cũng là nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới. Nhu cầu đầu tư vàng của Trung Quốc tăng vọt trong thời gian gần đây: năm 2010, nhu cầu vàng của nước này tăng 70%; tốc độ mua vàng tiếp tục tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay, lên đến 233 tấn vàng, và hội đồng Vàng thế giới dự báo với tốc độ này, nhu cầu về vàng của Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng gấp đôi. T
rên thị trường vàng Thượng Hải (Shanghai Gold Exchange), tổng lượng mua bán các hợp đồng tương lai đối với vàng và bạc trong năm ngoái tăng 700%, đặc biệt tăng mạnh vào quư tư. Từ trước tới nay, phần lớn nhu cầu về vàng của Trung Quốc vẫn đến từ vàng trang sức hơn là một khoản đầu tư. Chỉ trong thời gian gần đây, mới xuất hiện những dấu hiệu tăng trong nhu cầu vàng đầu tư.
Trước t́nh trạng đồng đôla Mỹ ngày càng mất giá, Chính phủ Trung Quốc, chủ nợ lớn nhất Mỹ thông qua việc mua trái phiếu quốc gia, gần đây bắt đầu t́m cách đa dạng hoá danh mục đầu tư của ḿnh bằng việc mua vàng, trái phiếu Nhật, châu Âu cũng như mua cổ phần trong các công ty nước ngoài. Mặc dù vậy, những khoản đầu tư này được cho là rất nhỏ trong tương quan với tổng nợ trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ.
Tổng lượng vàng dự trữ của nước này hiện nay vào khoảng hơn 1.000 tấn, chưa bằng 2% của tổng dự trữ ngoại hối quốc gia nước này. Trong tổng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, đến 75% là các tài sản tính bằng USD, trong đó khoảng 1.200 tỉ USD là trái phiếu Mỹ. Trung Quốc đă và đang t́m những lựa chọn đầu tư thay thế, nhưng vẫn không có nhiều lựa chọn thay đổi t́nh thế này: chưa có ngoại tệ nào đủ mạnh để thay thế vai tṛ đồng đôla Mỹ.
Ngay cả đồng yen Nhật và franc Thuỵ Sĩ, hai loại tiền tệ an toàn truyền thống, cũng không thể thay thế đôla Mỹ. Các chuyên gia tài chính quốc tế cho rằng nếu Trung Quốc chọn cách bán tháo đôla Mỹ khiến ngoại tệ này mất giá, th́ kết quả sẽ chỉ bất lợi cho chính họ v́ nước này là chủ nợ lớn nhất.
Như vậy, việc Trung Quốc sẽ làm ǵ với kho dự trữ ngoại tệ của ḿnh là một dấu hỏi lớn: nếu nước này xuất tiền ra mua vàng ồ ạt, th́ sẽ tạo ra những biến động rất lớn trong thị trường này. Tuy nhiên, mặc dù nhu cầu mua vàng đang tăng mạnh như nói ở trên, chưa có dấu hiệu Trung Quốc sẽ có những quyết định táo bạo. Những hậu quả kinh tế và chính trị của việc bán đôla Mỹ khiến cho chính quyền Trung Quốc e ngại những biện pháp mạnh. Giới tài chính quốc tế cho rằng, những thay đổi trong quyết định của Trung Quốc là một yếu tố bí ẩn (wild card) có thể tạo thay đổi lớn trong thị trường hàng hoá, trong đó có vàng.
Trong khi đó, xu hướng Trung Quốc ngày càng mua nhiều vàng hơn khá rơ ràng trong những tháng qua, khiến nhiều nhà phân tích cho rằng xu hướng này đang góp phần tạo áp lực cho giá vàng tăng, cùng với tâm lư thiếu niềm tin trên thị trường tài chính thế giới hiện nay.
Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế trong suốt mười năm qua, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất trong thị trường hàng hoá từ dầu lửa đến các loại kim loại, nguyên liệu thô, thực phẩm. Việc nền kinh tế Trung Quốc x́ hơi có thể khiến thị trường hàng hoá trượt dốc, và ngược lại. Hiện nay, thị trường quốc tế đang theo dơi t́nh h́nh kinh tế Trung Quốc, và cho rằng việc thị trường hàng hoá có xuống giá hay lên giá trong thời gian tới phụ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế nước này, hơn là giá trị của đồng đôla Mỹ.
Theo Lan Anh
Sài G̣n Tiếp Thị