Sản phẩm đồng quê như gà, lợn, rượu... ngày càng được coi là đặc sản giữa phố phường Hà Thành. Giới kinh doanh cũng nhắm vào đó để quảng cáo, thu hút khách hàng.
Đặc sản đồng quê được kinh doanh nhiều nhất là gà. Theo những người bán hàng, hiện nay, gà công nghiệp, gà tăng trọng đang được bán tràn lan, giá rẻ nhưng thịt không thơm, ngon. Gà quê có giá bán cao hơn, nhưng thịt chắc, thơm nên thu hút rất đông khách.
Gà dân tộc cũng được thực khách đặc biệt chú ý trong một quán nhậu gần vườn hoa Paster. Nhân viên ở đây cho hay, món ăn được chế biến từ gà nuôi trên các khu vực dân tộc.
Nhà hàng lớn trên giữa lòng thủ đô chọn kinh doanh đặc sản núi rừng.
Món cháo lòng quê ở khu vực Đại học Bách Khoa có giá 10.000 đồng mỗi bát. Quán vỉa hè này luôn nườm nượp khách từ lúc mở đến khi dọn hàng.
Không chỉ các sản phẩm đồng quê, món ăn dân tộc cũng được người dân Hà Thành ưa chuộng.
Lo ngại rượu cóc, rượu pha cồn, ngày càng nhiều người lựa chọn rượu quê.
Sản phẩm đồng quê được nhiều người kinh doanh thêm để cải thiện thu nhập. Trong ảnh là biển hiệu của một hiệu may, có người thân ở Kim Sơn, Ninh Bình, vùng đất nấu rượu ngon có tiếng nên chủ tiệm nhập về bán thêm.
"Gà đồi nếp nương", một món ăn hội tụ cả hai đặc sản đồng quê này được người thủ đô yêu thích.
Hai cửa hàng kinh doanh sản phẩm đồng quê san sát nhau trên phố Nghi Tàm.
Chính yếu tố lạ miệng, thơm, ngon cùng mùi vị đặc trưng của từng vùng miền ... đã khiến các món ăn đồng quê, dân tộc ngày càng hấp dẫn người tiêu dùng.
Xuân Ngọc - Công Tâm
Theo vnexpress