6/9 sẽ là ngày đáng nhớ trong sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Nga Putin khi mà Nga khánh thành đường ống khí đốt Nord Stream (ḍng chảy phương Bắc), mang khí đốt tự nhiên từ biển Nga tới thẳng châu Âu, hoàn thành giấc mơ mà ông Putin không ngừng theo đuổi.
Nord Stream, South Stream tạo nên kỷ nguyên của Nga – châu Âu
Cùng ngày khai trương hệ thống đường ống dẫn khí đốt Nord Stream, Moscow cũng tuyên bố một thỏa thuận được hoàn tất giữa Nga, Đức, Pháp và Italy cho dự án đường ống dẫn khí South Stream (ḍng chảy phương Nam), mang khí đốt của Nga qua ḷng biển Đen sang Tây Âu.
Dự án Nord Stream và South Stream được xem là “con cưng” của Thủ tướng Putin. Chống lại sự chống đối mạnh mẽ, ông kiên tŕ tiến hành hai dự án này trong nỗ lực thiết lập lại quan hệ với phương Tây và thay đổi hệ thống năng lượng ở châu Âu.
Đồng thời cũng thông qua hai dự án này, Nga đạt được bước nhảy vọt trong việc hiện thực hóa giấc mơ trở thành một thành viên vĩnh viễn trong một ngôi nhà chung châu Âu.
Đường ống dẫn khí đốt trong dự án Nord Stream của Nga vừa được chính thức đưa vào khai thác hôm 6/9.
Nord Stream góp phần vẽ lại bản đồ năng lượng châu Âu, bị chỉ trích bởi Mỹ và Ba Lan, c̣n South Stream cũng chịu chung số phận bị Washington t́m mọi cách phá hoại bởi nó là đối thủ với dự án Nabucco của Liên minh châu Âu (EU), dự kiến vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan và Turkmenistan tới Tây Âu thông qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau khi chính thức được khai trương hôm 6/9, Nord Stream sẽ bắt đầu bơm 27,5 tỷ m3 (bcm) khí đốt tới Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Đan Mạch và các nước Tây Âu khác vào đầu tháng 10 này.
Và như vậy, trong vài tuần tới, người tiêu dùng Đức lần đầu tiên trong lịch sử sẽ trực tiếp nhận được khí đốt của Nga. Nhờ đó, quan hệ chiến lược Đức - Nga sẽ đạt đến một cấp độ mới về chất lượng.
Do đó, không có ǵ ngạc nhiên khi Đức phấn khởi gọi Nga là “đối tác hiện đại hóa” và đang nỗ lực thiết lập chính sách đối ngoại “ưu ái” với Nga. Chi tiết hơn, Đức sẽ có thêm động lực để đầu tư vào South Stream.
C̣n Anh, không muốn thua thiệt với Đức, ngay 6/9, Thủ tướng David Cameron cũng đáp máy bay đến Moscow để t́m cách vun đắp cho mối quan hệ Anh - Nga khi Anh trót chậm chân hơn các “đại gia” châu Âu khác là Đức, Pháp và Italy, những nước “đi trước đón đầu” trong việc tăng cường quan hệ với Moscow.
Mỹ ghen ăn tức ở với Nga
Đối với Nord Stream, Mỹ luôn t́m cách cường điệu hóa "sự nguy hiểm" nhằm phá hoại dự án này và thậm chí, c̣n có thể làm nhiều hơn nữa để đảm bảo vai tṛ lănh đạo Liên minh Đại Tây Dương bởi lo ngại dự án này sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc năng lượng của châu Âu vào Nga, song song với nỗi ám ảnh về sự chi phối của Nga lên chính sách đối ngoại châu Âu giống như thời chiến tranh Lạnh.
Mỹ t́m cách đối đầu năng lượng với Nga như từng làm với Liên Xô.
Mầm mống cho mối e ngại này của Mỹ đó là việc Đức và Italy cùng nhau ngăn cản nỗ lực của người bảo hộ Mỹ trong việc mở rộng hơn nữa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về phía Đông, vào vùng lănh thổ của Liên Xô cũ, v́ sợ rằng sẽ “đụng chạm” đến người Nga.
Dù sớm thất bại trong việc phản đối dự án Nord Stream, song cho đến thời điểm này, Washington vẫn không chịu bỏ ư định của ḿnh.
Do đó, Washington lặng lẽ thúc đẩy châu Âu cùng chống lại dự án Nord Stream với các luận điệu mạnh mẽ rằng “gă khổng lồ” Gazprom của Nga, đang nỗ lực thâu tóm thị trường năng lượng sinh lợi cao ở châu Âu bằng cách cung cấp năng lượng Nga đến tận nhà các khách hàng châu Âu.
Nhưng điều làm Mỹ phiền ḷng nhất đó là việc Nga đang phấn đấu để đạt được các thỏa thuận sinh lợi cao đối với từng thành viên châu Âu chẳng hạn như Đức. Mỹ lo sợ, nhờ tăng cường quan hệ về mặt kinh tế với Đức, Nga sẽ từng bước tăng cường ảnh hưởng về chính trị đối với nước này song sâu xa hơn là mở rộng ảnh hưởng trên toàn bộ khu vực sử dụng đồng euro.
Washington hiểu rơ rằng, Moscow đang mưu toan nâng cao vị thế ở châu Âu và muốn giữ vai tṛ lớn hơn trong các vấn đề châu Âu bằng cách đẩy mạnh quan hệ với Berlin.
Không thể giật dây Đức, Mỹ quay sang Ba Lan, nước đang giữ vai tṛ Chủ tịch luân phiên của EU khi nhận thấy nước này sẽ là một đồng minh quan trọng. Tuy nhiên, Nord Stream lại không quá cảnh Ba Lan, khiến Warsaw không chỉ mất phí trung chuyển mà c̣n thua thiệt về mặt chính trị khi bị tước đi “vai tṛ là rào chắn” quan hệ chiến lược của hai cường quốc châu Âu Đức – Nga. Điều này đồng nghĩa với việc Washington mất đi con át chủ bài để gây ảnh hưởng lên Moscow.
Trước đó, Mỹ liên tục “khuấy” lên nỗi lo sợ về Nord Stream trong cộng đồng châu Âu, làm ảnh hưởng tiêu cực lên nỗ lực quan hệ giữa Nga với các nước Đông Âu thuộc khối hiệp ước Warsaw trước đây. Song mưu đồ của Mỹ thất bại khi nay, ngay cả Ba Lan hiện cũng xem xét việc tham gia Nord Stream như là một khách hàng.
Khi những nỗ lực phá hoại không mệt mỏi của Mỹ đối với dự án Nord Stream liên tiếp chuốc thất bại th́ nay Washington đành ngậm ngùi nuốt thêm một cục ghen tức vào bụng khi Nga đẩy mạnh dự án tương tự mang tên South Stream.
Tới nay, Moscow hoàn tất các thỏa thuận liên quan đến cổ đông trong dự án South Stream chặn đứng lư lẽ của những "kẻ gièm pha". Trước đó, một vài kẻ trong số này vu cáo South Stream là quá đắt, tiêu tốn 20 - 24 tỷ euro (28 - 34 tỷ USD).
C̣n một số khác lại đặt câu hỏi về nhu cầu của South Stream với lư lẽ rằng nhu cầu về năng lượng sẽ suy giảm bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Và cuối cùng không thể không nhắc đến sự cản trở đến từ Mỹ khi Washington lập luận rằng, những phát hiện mới về khí đốt ở Mỹ, Trung Đông và vài khu vực khác sẽ tăng lên nguồn cung toàn cầu và khiến giá khí đốt giảm, góp phần biển đổi thị trường khí đốt toàn cầu.
Song rơ ràng, Đức, Pháp và Italy không bị cuốn vào những lập luận này và vẫn thích sự an toàn và ổn định trong vấn đề cung cấp khí đốt hơn, xứng đáng với sự đầu tư của họ.
Tóm lại, Nord Stream và South Stream đang sẵn sàng để đảm bảo an ninh năng lượng cho châu Âu.
Lê Dung (theo Asia Times)