Lô hàng 4 máy bay hạng nhỏ do một doanh nghiệp tư nhân Việt nhập khẩu đă cập cảng Hải Pḥng và đang chờ hoàn tất các thủ tục đóng thuế.
Chiếc máy bay này được Bầu Đức sử dụng thường xuyên vào mục đích công việc. Ảnh: HAGL.
Cục Hải quan Hải Pḥng cho biết hồi tuần trước, cơ quan này đă tiếp nhận tờ khai hải quan đối với 2 lô hàng là máy bay hạng nhỏ do Công ty cổ phần công nghệ Hành Tinh Xanh nhập khẩu. Lô hàng này gồm 2 máy bay cánh bằng loại 2 chỗ ngồi ATEC 321 của nhà sản xuất ATEC v.o.s thuộc Cộng ḥa Czech. Hai chiếc khác là máy bay cánh quạt trực thăng A600 Talon loại 2 chỗ ngồi Rotoway của Mỹ.
Công ty này đề nghị hải quan hướng dẫn làm thủ tục để thông quan và lưu hành tại Việt Nam đối với 4 chiếc máy bay trên. Bốn chiếc máy bay trên do Công ty Hành Tinh Xanh nhập về để sử dụng trong nước, giá bán chưa được tiết lộ. Doanh nghiệp cũng chưa làm thủ tục khai báo giá với cơ quan hải quan.
Theo khoản 2 Điều 19 cua Luật Hàng không VN, việc nhập khẩu máy bay phải đáp ứng các điều kiện, gồm bảo đảm an toàn, an ninh hàng không, quốc gia, đồng thời phù hợp với nhu cầu khai thác kinh doanh. Đối với máy bay đă qua sử dụng, tuổi thọ cụ thể sẽ do Chính phủ quy định.
C̣n trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu của Bộ Quốc Pḥng cũng chỉ cấm nhập khẩu đối với các loại máy bay có gắn trang thiết bị, vũ khí dùng để chiến đấu.
Khi nhập khẩu về Việt Nam, máy bay sẽ chịu 2 loại thuế gồm tiêu thụ đặc biệt (30%) và VAT (10%). Bên cạnh đó, khi hoạt động tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện có giấy kiểm định hàng không, chứng nhận an toàn, giấy phép bay...
Việt Nam hiện có ít nhất 2 đại gia đ́nh đám trong làng chứng khoán sở hữu máy bay riêng là Bầu Đức và Bầu Long. Trong đó, mỗi tháng Bầu Đức mất khoảng 300 triệu đồng để "nuôi" máy bay riêng.
Theo VnExpress