GRU là tổ chức t́nh báo quốc pḥng được xếp vào loại lâu đời và hiển hách các chiến công.
Thành tích nổi bất nhất của GRU thể hiện trong những ngày gian khó nhưng hào hùng trong đại chiến II (1939-1945) và cuộc chiến đấu không mệt mỏi để làm chủ nguồn năng lượng từ các ḷ phản ứng nhiệt lạnh.
Ra đời gần một thế kỷ
GRU (Glavnoye Razvedyvatelnoye Upravleniye) – Tổng cục t́nh báo ra đời ngày 5/11/1918, lúc đầu mang một tên gọi có phần “xa lạ” Tổng cục đăng lục Bộ tổng tham mưu dă chiến Hồng quân.
Nhiệm vụ của GRU được qui định rất rơ ràng” làm nhiệm vụ t́nh báo quân sự, cả chiến lược và tác chiến. Về công khai, tuyên bố là thu thập tin tức, nhưng về thực chất, thu tin chỉ là một phần trong nhiều nhiệm vụ.
GRU đă trải qua nhiều đợt điều chỉnh tổ chức nhưng khác với KGB (Komitet Gosudarstvenoy Bezopasnosti) - Ủy ban an ninh quốc gia có nhiều thay đổi lớn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của GRU ít xáo trộn hơn.
Danh hiệu GRU được định h́nh từ tháng 6/1942. Đến năm 1947, I.V.Stalin hợp nhất các cơ quan t́nh báo (giai đoạn sau chiến tranh) thành ủy ban thông tin. Nhưng 1 năm sau thấy không phù hợp, GRU trở lại trực thuộc Bộ Tổng tham mưu và cho đến nay không thay đổi.
Các nhiệm vụ của GRU:
- Thu thập toàn bộ tin tức trong, ngoài nước liên quan đến khủng hoảng, t́nh huống nguy hiểm, các kế hoạch của đối phương, những thách thức nguy hại đến lợi ích quốc pḥng, quốc gia.
- Phân tích, tổng hợp, kiểm tra, kết luận các nguồn tin, h́nh thành các báo cáo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, làm cơ sở cho lănh đạo thông qua những kết luận đúng đắn về chính trị - quân sự.
- Tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực, có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức liên quan trong và ngoài quân đội.
- Tiến hành các hoạt động đặc nhiệm.
Cơ cấu tổ chức
Đứng đầu GRU là tổng cục trưởng, cũng là phó tổng tham mưu trưởng thứ 2 của Quân đội (phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất kiêm tổng cục trưởng tổng cục tác chiến). Đến nay đang là đời tổng cục trưởng thứ 28.
Giúp việc cho tổng cục trưởng thường có 4 phó tổng cục trưởng phụ trách các mặt: phụ trách chung, tham mưu – chỉ đạo, điệp báo, nghiên cứu tin.
Cơ cấu tổ chức của GRU luôn phản ánh các ngành chính: nghiệp vụ t́nh báo tác chiến (điệp báo và quân báo – trinh sát) t́nh báo kỹ thuật, tin tức. Một trong những thế mạnh của GRU là gắn liền xử lư tin và thực hành tác chiến ở các chiến trường ngoại biên.
Dưới GRU có nhiều cục trực thuộc: Cục điệp báo chiến lược, Cục trinh sát vô tuyến điện và kỹ thuật vô tuyến điện, Cục trinh sát bộ đội, Cục trinh sát vũ trụ, Cục trinh sát đặc nhiệm, Cục xử lư tin…
Đơn vị tác chiến đặc biệt Spetsnaz thuộc GRU tại Afghanistan năm 1988.
Bên cạnh các cục nghiệp vụ nói trên, có có hệ thống bảo đảm, huấn luyện: Cục cán bộ, Cục kỹ thuật điệp báo, Cục hậu cần, Cục trang bị, Học viện t́nh báo, Trường thu tin đặc biệt, Trường cơ yếu, Trường trinh sát đặc nhiệm, Phân hiệu trường đổ bộ đường không, Học viên ngoại giao quân sự, Trung tâm bổ túc sĩ quan t́nh báo, Trung tâm đào tạo t́nh báo bất hợp pháp.
Quân số GRU có thời điểm là 25.000 người, được xem là tổ chức t́nh báo nước ngoài lớn nhất của Nga hiện nay, gấp 6 lần số người của SVR (Foreign Intelligence Service Russia – Cơ quan t́nh báo đối ngoại Nga).
Khác với Mỹ, t́nh báo quốc pḥng có nhiều tổ chức từ DIA (Cơ quan t́nh báo quốc pḥng), NSA (Cơ quan an ninh quốc gia), NRO (Văn pḥng trinh sát quốc gia)…, GRU là cơ quan tập trung hoạt động, xử lư, tác chiến của Quân đội Nga trên các lĩnh vực t́nh báo con người (Human Intelligence), t́nh báo tín hiệu (Signal Intelligence). Gần đây nhất, Nga vừa hoàn thành mạng vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh GLONASS với 24 vệ tinh quan sát trái đất 24/24 giờ, trước mắt độ phân giải là 5-6m, sau 2-3 năm nữa độ phân giải đạt 1m.
Trong cơ cấu GRU, trinh sát đặc nhiệm là một nét truyền thống, lực lượng này h́nh thành từ thời chi viện nền cộng ḥa ở Tây Ban Nha 1936, đạt nhiều chiến công trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945 và gần đây tham gia chống các hoạt động khủng bố. Ngày nay, trinh sát đặc nhiệm có 8 liên đoàn, đang giảm số lượng c̣n một nửa nhưng sẽ được hiện đại hóa cao độ.
Quân đội Nga gồm các quân chủng Lục quân, Không quân, Hải quân, lực luợng chiến lược và mới đây là Pḥng không vũ trụ (tái lập, hoạt động lại từ 1/12/2011). GRU chịu trách nhiệm cung cấp tin cho các quân chủng này.
Đương nhiên, ở mỗi quân chủng, có các Cục quân báo với quân số phù hợp và khí tài tiên tiến: Lục quân có các máy bay trinh sát như Ka-50. Không quân có MiG-25, Su-24. Hải quân có các tàu ngầm làm nhiệm vụ khác kể cả tàu ngầm nguyên tử SSN và diesel SSK. Riêng không quân có máy bay tác chiến điện tử An-12, Il-20, Mi-8.
Các tổ chức t́nh báo khác của Nga
KGB ra đời trước GRU, từ năm 1917 và viết nên nhiều trang sử chói lọi với các điệp viên bất tử.
Từ 1991 đến nay, KGB trải qua nhiều thay đổi. Các bộ phận của KGB nay chuyển thành:
- FSB (Federal Security Service) Cục an ninh liên bang, h́nh thành từ Tổn cục 2 cũ của KGB, hiện thuộc Bộ nội vụ. Quân số có đến 76.000 người, có lực lượng chống khủng bố.
- SVR: cơ quan t́nh báo đối ngoại Nga.
- FAPSI: cơ quan truyền thông và thông tin chính phủ, hoạt động t́nh báo điện tử, là sự hợp nhất giữa Tổng cục 8 cũ (truyền tin và giải mă) và cục 16 cũ (SIGINT) của KGB.
- PSB: Cục an ninh tổng thống, hiện có 10.000 người, trong đó 5.500 người của đội cận vệ Kremlin trước đây, chịu trách nhiệm bảo vệ tổng thống và các quan chức chính phủ.
Văn Tuấn(ĐVO)