Chiến dịch ở Libya đă cho thấy sự chênh lệch to lớn giữa Mỹ và đồng minh. Điển h́nh, Anh và Pháp không thể chiến đấu mà không có người Mỹ.
(ĐVO) Ngày 31/10 đánh dấu chiến dịch quân sự của NATO đảm bảo vùng cấm bay ở Libya kết thúc. Dù chính quyền mới ở đây yêu cầu, hôm 28/10 NATO đă quyết định rút hoàn toàn khỏi bầu trời và vùng nội thuỷ Libya sau ngày 31/10.
Gaddafi đă bị giết, chính quyền ở Tripoli được chuyển giao cho Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp NTC. Tuy nhiên, vấn đề là NATO phải cần tới hơn nửa năm để đánh tan Quân đội Libya - không phải quân đội mạnh nhất ở Cận Đông. Buộc các nhà phân tích phải suy nghĩ một cách toàn diện về tŕnh độ tác chiến của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.
Đại diện thường trực của Nga bên cạnh NATO Dmitry Rogozin đă nhận xét, chiến dịch Libya đă chỉ rơ sự chênh lệch quân sự và công nghệ rất lớn giữa Mỹ và các thành viên c̣n lại của liên minh.
Ông Rogozin nói: “Hoá ra thậm chí những nước châu Âu mạnh nhất tham gia vào NATO như Pháp và Anh cũng không đủ sức tiến hành chiến tranh mà không có sự giúp đỡ của Mỹ. Pháp và Anh chỉ đủ sức ném bom chiến thuật. Chính các tên lửa có cánh của Mỹ đă thực hiện đ̣n đánh chủ yếu bịt mắt và tước hết vũ khí của quân đội Libya ngay những giờ đầu tiên của chiến dịch”.

Tên lửa hành tŕnh Tomahawk phóng từ chiến hạm Mỹ ở đầu chiến dịch quân sự tại Libya.
Ông này nói thêm, ngoài ra Mỹ đă đảm bảo toàn bộ logic của chiến dịch, cung cấp hạ tầng cơ sở cho hậu cần và chủ yếu là trinh sát hàng không và trinh sát vũ trụ mà nếu không có th́ đă không thể nào bắt được Muammar al-Gaddafi, vụ bắt giữ đă kết thúc bằng việc "hành quyết" cựu Tổng thống Gaddafi.
Ông Dmitry Rogozin nhắc lại: “Học thuyết của NATO dự kiến khả năng đồng thời tiến hành 2 cuộc chiến tranh cục bộ và 6 cuộc xung đột địa phương. Trong khi đó chiến dịch ở Libya, về quy mô c̣n xa mới đạt đến mức chiến tranh cục bộ, đă thu hút thực chất toàn bộ lực lượng của các thành viên châu Âu của liên minh. Trong trường hợp xuất hiện một ḷ lửa căng thẳng mới gần biên giới châu Âu th́ thật ra NATO hoá ra không có ǵ để đáp trả”.
Trong khi đó, nguy cơ xuất hiện những ḷ lửa như vậy gần biên giới phía Nam của châu Âu là rất rơ ràng đối với các nhà phân tích, thậm chí ngay chính ở các nước của liên minh.
Chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Hoàng gia hợp nhất London, ông Shashank Joshi ghi nhận trong cuộc tṛ chuyện với báo
Izvestia: “Cái chết của Gaddafi không có nghĩa là đă b́nh định được Libya. Chính quyền mới đến nay vẫn chưa thể kiểm soát tất cả các kho vũ khí của chế độ đă bị lật đổ, cũng không biết được số phận của số vũ khí huỷ diệt mà chế độ Gaddafi đă tích lại được”.

Không bao lâu sau khi bắt đầu "B́nh Minh Odyssey", Mỹ rút khỏi vai tṛ người chỉ huy. Và phải mất nửa năm, với ưu thế vượt trội hoàn toàn về mọi mặt, lực lượng Không quân hiện đại NATO mới đánh tan được Quân đội của ông Gaddafi.
Chuyên gia này nhắc nhở, những năm cuối cầm quyền trong nỗ lực hoà giải với phương Tây, cựu thủ lĩnh Libya đă bắt đầu tiêu huỷ vũ khí hoá học và vi sinh học, song chiến tranh đă làm cho quá tŕnh này không kết thúc được. Cho đến nay không biết được đích xác những vũ khí chưa tiêu huỷ này ở đâu và trong tay ai.
Dmitry Rogozin cho rằng, dường như sắp tới NATO sẽ phải thay đổi hướng chiến lược của ḿnh từ Đông sang Nam. Đại diện thường trực Nga nhận xét: “Hệ thống NMD được coi là để bảo vệ châu Âu trước các cuộc tấn công giả định của tên lửa Iran, những tên lửa chưa có và không rơ bao giờ mới xuất hiện, làm ta nhớ lại chiến tuyến Maginot được người Pháp cố gắng xây dựng trên biên giới với Đức trước Chiến tranh Thế giới lần thứ hai”.
Như mọi người đều biết, các đơn vị quân Đức năm 1940 đă dễ dàng ṿng qua pḥng tuyến này, tấn công quân Pháp từ bên sườn. Một cái ǵ đó tương tự có thể xảy ra hôm nay: Mải lo pḥng ngự trên hướng Đông, NATO hứng chịu nguy cơ có thể bị tước vũ khí trước mối đe doạ của chủ nghĩa hồi giáo chính thống từ phía Nam.
Nguyễn Vũ (theo Izvestia)