Đội cắt tóc vỉa hè đường Cù Chính Lan (TP.Hải Pḥng) có 6 người th́ có 3 tay kéo nữ. Sống nơi vỉa hè, các chị không những trụ lại được mà c̣n là tuyên truyền viên tích cực pḥng chống HIV/AIDS.
“Hoa mọc giữa rừng gươm”
Ở đâu th́ không biết nhưng ở cái đất Cảng, mà lại ở khu bến Bính cũ nổi tiếng nhiều đàn anh đàn chị một thời này, vẫn có những người phụ nữ gan góc trụ được trong thế giới làm ăn của riêng đàn ông. Có lẽ v́ thế mà người ta ví họ như “hoa mọc giữa rừng gươm”.
|
Chị Ngân vừa cắt tóc cho khách, vừa “thủ thỉ” tuyên truyền pḥng chống HIV/AIDS.
|
Lọt thỏm giữa đám mày râu cắt tóc vỉa hè, chị Nguyễn Thủy Ngân và 2 đồng nghiệp nữa đang hàng ngày mưu sinh. Tay kéo nữ khó bắt nạt nhất và cũng là người đầu tiên tôi gặp là chị Ngân. Chị Ngân ra vỉa hè cắt tóc được 6 năm nay nhưng tay nghề chị đă hơn 10 năm rồi.
Cơ ngơi của chị cũng giản đơn như bao đồng nghiệp khác, chỉ vẻn vẹn chiếc gương soi, chiếc ghế ngồi, bộ dao kéo và tông đơ. Quán của chị lúc nào cũng đông khách, chị làm miệt mài từ 7 giờ đến 19 giờ. V́ vậy mà các đồng nghiệp nam ghen ghét t́m mọi cách loại trừ các chị khỏi vỉa hè.
Chị Ngân nói: Nhớ lại những ngày đầu đem ghế ra cắt tóc vỉa hè, không ít đồng nghiệp nam chơi xấu, nhổ hết đinh trên tường, không c̣n chỗ mắc bạt hay treo gương. Họ nhổ đi, chị lại đóng lại. Không dừng ở đó, họ c̣n thuê trẻ con ra đái bậy vào ban đêm… Chị phải ở lại ŕnh, sau nhiều đêm mới bắt quả tang, họ mới hết căi, chịu để chị làm ăn yên ổn.
Tôi hỏi chị Ngân sao chị không mở tiệm như những phụ nữ mà lại chọn cắt tóc nơi vỉa hè? Ánh mắt vốn buồn của chị Ngân lại buồn thêm. Chị kể, trước kia, chị học nghề ở Hà Nội một thời gian dài rồi về Hải Pḥng mở tiệm. Nhưng không tiền thuê địa điểm nên chị liều ḿnh xách đồ nghề ra vỉa hè cắt tóc kiếm kế sinh nhai. Giống chị Ngân, Thu Phương đă có thâm niên cắt tóc vỉa hè ngót nghét 13 năm, c̣n Thuư “béo” mới mang ghế ra ngồi hơn năm nay.
Tuyên truyền viên pḥng chống HIV/AIDS
Chị Ngân bảo, đă rất nhiều lần chị muốn bỏ nghề cho xong nhưng lại nghĩ v́ mưu sinh chị phải bám trụ với nó đến cùng. Trung b́nh một ngày, mỗi chị thu nhập khoảng 200.000 đồng. Nhờ đó, chị nuôi được cả gia đ́nh.
Hàng ngày, các chị phải tiếp xúc với đủ hạng người và phải nghe đủ những lời ong bướm của các ông khách già, trẻ không mấy tế nhị. Thế nhưng, chị Ngân vẫn cười xoà: “Họ mới chính là đối tượng để tuyên truyền về HIV. Mỗi một người lắng nghe, tức là chúng tôi đă góp được công sức nhỏ bé trong việc tuyên truyền pḥng chống đại dịch”.
Thông qua Sở Y tế và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ, những tay kéo nữ như chị Ngân, Phương, Thuư giờ đây đă trở thành tuyên truyền viên pḥng chống HIV/AIDS, các chị cũng kiêm luôn làm tuyên truyền viên pḥng, chống các căn bệnh thế kỷ.
Quanh khu vực làm việc của các chị có các câu hỏi: Bao cao su có ích ǵ?”, HIV/AIDS là ǵ? Nếu khách muốn biết câu trả lời sẽ nhận được những lời giải thích, tư vấn tỉ mỉ không chỉ về cách sử dụng bao cao su, mà c̣n tường tận về các con đường lây nhiễm của căn bệnh, cách pḥng chống HIV/AIDS, về chuyện sinh hoạt t́nh dục an toàn…
Ngoài ra, các chị c̣n tuyên truyền, tư vấn, phát tờ rơi, chỉ dẫn các địa chỉ xét nghiệm HIV cho khách hàng. Mỗi năm hai lần, các chị đều được đi tham dự các khóa huấn luyện kiến thức pḥng chống AIDS.
Bùi Hương