1 giờ sáng là thời gian nhà nhà đều yên giấc th́ lại là lúc cô tṛ lớp học của Trường Mầm non Cao su Lệ Ninh (Quảng B́nh) bắt đầu lên lớp. Có lẽ đây là lớp học độc nhất vô nhị tại Việt Nam.
Thương con mà đành chịu
1 giờ sáng, khi mọi người đang ch́m sâu trong giấc ngủ, th́ ở đội Quyết Tiến (Công ty Cao su Lệ Ninh) tiếng kẻng báo thức bắt đầu vang lên liên hồi. Những ngôi nhà ở trong đội bắt đầu đỏ đèn; tiếng trẻ con khóc thét inh ỏi v́ bị bố mẹ dựng dậy để... đi học.
Lớp mầm non này bắt đầy vào lúc 1 giờ sáng bằng những tiếng khóc
của trẻ nhỏ
Cũng như nhiều người trong đội, vợ chồng chị Trần Thị Ngọc Phương hối hả xách đồ, rọi đèn pin bế đứa con gái đầu ḷng Hoàng Thị Mỹ Lệ (2 tuổi) đến lớp học đúng 1 giờ sáng. Sau khi bàn giao đứa con cho cô giáo, đôi vợ chồng này gấp gáp chia tay mỗi người đi mỗi hướng, khuất sâu vào những vạt rừng cao su rậm rạp để làm việc.
Chị Phương cho biết, hai vợ chồng đều là công nhân cạo mủ cho Công ty Cao su Lệ Ninh. Không có người trông con nên từ khi bé Lệ mới gần 6 tháng tuổi, vợ chồng chị đă cho con đi nhà trẻ. “Do đặc thù công việc, chúng tôi phải làm đêm. Khoảng 7 giờ sáng tôi mới tranh thủ về cho con bú rồi lại đi trút mủ tiếp, măi đến trưa mới về lại cho con bú thêm... Nhiều đêm thức con dậy, nó cứ khóc thét lên v́ lỡ giấc ngủ, thương lắm, nhưng v́ công việc nó vậy nên không c̣n cách nào khác” - chị Phương chia sẻ.
Đă gần 2 năm dạy mẫu giáo ở điểm Trường Mầm non Quyết Tiến nhưng cô giáo Vơ Thị Trang vẫn chưa thể quen với tiếng kẻng báo thức lúc 1 giờ sáng. “Nhiều đêm khó ngủ, em mới vừa chợp được mắt th́ tiếng kẻng đă vang lên. Giật ḿnh tỉnh giấc, mệt lắm nhưng em cũng phải gắng dậy để lên lớp v́ giờ đó phụ huynh họ cũng đă đưa các cháu lên lớp rồi. Những cháu học mẫu giáo lớn th́ c̣n đỡ, khổ nhất là các cháu nhỏ, việc mất giấc ngủ khiến các cháu cứ khóc măi" - cô Trang chia sẻ.
Trường học đặc biệt
Năm 2008, tốt nghiệp ra trường, cô Trần Thị Huế xin về dạy học ở điểm Trường Quyết Tiến. Từ nhà cô Huế (xă Hoa Thủy, huyện Lệ Thủy) đến điểm trường chỉ chừng 20km, nhưng phải đến hàng tháng trời cô mới có thể tranh thủ về thăm nhà được, cũng chỉ bởi cái công việc dạy học quá “đặc thù” của ḿnh.
“Đến tận bây giờ, sau 3 năm dạy học ở đây rồi mà em vẫn cứ giật ḿnh mỗi khi nghe tiếng kẻng báo thức anh ạ. Nói thật, nhiều lần bọn em nghĩ e bỏ dạy, kiếm công việc khác, nhưng rồi thấy các cháu đang nhỏ vậy mà cũng phải dậy từ 1 giờ sáng để đến trường, thương các cháu bọn em động viên nhau mà ở lại” – Huế tâm sự.
Cô Nguyễn Thị Dũng - Hiệu trưởng Trường Mầm non Cao su Lệ Ninh cho biết: Đặc điểm của trường là mọi hoạt động về chuyên môn th́ do Pḥng Giáo dục huyện đảm nhận, nhưng về nhân sự, trả lương và các chế độ khác (trừ duy nhất 1 giáo viên biên chế đó là hiệu trưởng) đều do công ty quản lư.
Trường Mầm non Cao su Lệ Ninh hiện có 25 giáo viên, 14 pḥng học và 7 điểm trường trực thuộc trải rộng khắp các đội sản xuất của công ty. Thời gian giảng dạy ở mỗi điểm trường có sự khác nhau, phụ thuộc vào đặc thù bố trí giờ giấc làm việc của đơn vị, tuy nhiên cũng đều bắt đầu từ rất sớm. Đặc biệt có 2 địa điểm (điểm trường Quyết Tiến và điểm trường đội 2 hiện có 7 giáo viên với 72 cháu) th́ việc dạy và học bắt đầu từ lúc 1 giờ sáng.
Cô Nguyễn Thị Dũng cho biết: “Nhà trường đă đề xuất chuyển sang công lập để những giáo viên mầm non ở đây có cơ hội vào biên chế ngành, được hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước và được tăng lương theo định kỳ. Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi cũng chưa nhận được hồi âm ǵ từ cấp trên”.Công việc đặc biệt và thường xuyên phải làm việc quá thời gian quy định nhưng các cô giáo ở đây cũng chỉ được trả mỗi người 2,5 triệu đồng/tháng. Một điều “đặc biệt” nữa là hầu hết các cô giáo đều được nhận một mức lương như nhau, không kể thâm niên dạy học.
(theo Dân Việt)