Đám cưới, ngày vui của cả hôn chủ lẫn khách mời, vậy mà nhiều người không muốn dự. Hôn sự, niềm vui của cả đời người, vậy mà “khổ chủ” lại không vui. Thế mới biết ở đời có nhiều nỗi tréo ngoe mà chỉ người trong cuộc mới hiểu...
|
Ảnh minh họa |
Những đám cưới mà người được mời không muốn dự...
Anh L. làm giám đốc một công ty, từng dự những đám cưới mà bản thân anh cũng như nhiều người được mời khác không muốn dự tí nào.
Anh L. kể, anh vừa đi đám cưới con trai một đối tác lâu năm. Nể t́nh người mời đă gửi thiệp, c̣n gọi điện đến mấy lần nên anh đành đi. Khi ngồi vào bàn tiệc anh mới biết có nhiều người cùng tâm trạng với ḿnh. Chú rể của đám cưới lấy vợ lần thứ 2.
Hồi đám cưới lần đầu, thấy đôi trẻ quấn quưt hạnh phúc, nhiều người họ đă đinh ninh cô dâu chú rể sẽ sống với nhau hạnh phúc. Bản thân bà mẹ chồng, tức là đối tác của anh L, cũng hoan hỉ kể với mọi người rằng con trai bà đổi tính, ngoan ngoăn, chăm chỉ hẳn sau khi cưới vợ. Nhưng "đùng một cái", họ bỏ nhau.
Nguyên nhân có lẽ từ "cú vượt rào" của anh chồng khi vợ có bầu. Chắc quá đau buồn, thất vọng v́ không nhận được sự hối cải của chồng cũng như sự động viên của nhà chồng nên khi con mới được vài tháng, cô vợ đă bế con về nhà ngoại và đâm đơn xin ly hôn. Thế là bà đối tác của anh L. lại có "cơ hội" mời cưới cho con trai lần hai.
Một chuyện khác, bạn học của anh L. đă vợ con đề huề đủ nếp tẻ cả bỗng dưng chán vợ và đ̣i ly dị để cưới một cô vợ trẻ, kém 20 tuổi. Cô vợ này anh ta quen được trong một lần lên mạng… mua hàng trực tuyến.
Hai đứa trẻ là ngác ngơ v́ bỗng dưng mất bố. Đám bạn trong đó có anh L. rất bực xúc về chuyện này nhưng không dám nói v́ là chuyện riêng tư. Họ bàn nhau “phản ứng” bằng cách không đến dự đám cưới tập hai của bạn mà chỉ gửi phong bao mừng. Sau đó, tại các cuộc họp lớp, anh bạn cũng có ư dẫn cô vợ trẻ đi để khoe nhưng chẳng được ai tán thưởng nên đi vài lần rồi thôi.
Lần khác, nhận được thiệp mời, anh L. về nhà hỏi vợ: “Anh có nên đi không nhỉ?”. Ngạc nhiên, vợ anh L. vặn hỏi lư do th́ được biết, ngày học ở nước ngoài anh L. từng là chủ hôn cho đôi vợ chồng mà người chồng chính là chú rể trong thiệp mời hôm nay. Cả hai vợ chồng họ ngày ấy đều là bạn thân của anh L. Khi họ ly hôn, anh L đă rất buồn nên giờ đây anh hoàn toàn không muốn đến dự đám cưới lần hai của người bạn trai v́ thương và không muốn người bạn gái kia buồn.
Nỗi khổ của những người làm vợ/làm chồng người lỡ dở
Nói như vậy, không có nghĩa là “đám cưới tập hai” là đáng lên án, và những người kết hôn với những người đă qua một lần đ̣ đều xấu cả (v́ nếu không chẳng lẽ những người này cứ suốt đời ở vậy hay sao). Nhưng trong tâm lư người đời, những người lấy vợ, lấy chồng lần hai, lần ba “cũng gờn gợn thế nào ấy”, và bản thân những người khách mời của đám cưới cũng không hoan hỉ được dự như câu chuyện của anh L. nói trên.
Chị M.A - một tân cô dâu của chú rể “tập hai” tâm sự, chị lấy anh khi anh đă ly dị vợ được mấy năm và chị cũng không phải là lư do khiến họ chia tay. Thế nhưng, sự ghẻ lạnh của bạn bè anh th́ chị “lănh đủ”. Mới đầu, anh cũng hay dẫn chị đi đến những cuộc vui của bạn bè anh hay đến thăm viếng nhà cửa, gia đ́nh. Nhưng họ cứ làm như chị không có mặt vậy. Bạn trai anh th́ chỉ chào hỏi rồi cả buồn chẳng để ư ǵ tới chị. Bạn gái th́ soi xét, và trong câu chuyện lại dăm ba lần nhắc đến người vợ cũ và bóng gió xa xôi lên án những kẻ cướp vợ, cướp chồng.
Nỗi khổ của chị T.M c̣n cay đắng hơn v́ “người tiền nhiệm” của chị chỉ v́ không thể có con nên quyết tâm chia tay để chồng t́m hạnh phúc mới. Thế nên, trong mắt gia đ́nh chồng chị bây giờ, cô ấy vẫn như một nữ anh hùng, một ân nhân. Mọi cuộc giỗ chạp, lễ lạt bà mẹ chồng chị đều mời con dâu cũ. Đă có lần vô t́nh đi qua pḥng, chị nghe mẹ chồng chị tâm sự với con dâu cũ rằng trời không thương bà nên bắt bà phải sống xa con dâu cũ, c̣n cô dâu mới v́ do con trai chọn nên bà chưa ưng lắm.
Là một người đàn ông nên anh H.T không thể giăi bày cùng nỗi khổ tâm của anh trong con mắt nhà vợ. Vợ anh hiện nay đă có một đứa con chung với người chồng cũ là công an và anh ấy hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Khi lấy vợ anh đă tự hứa rằng ḿnh sẽ tôn trọng kỷ niệm cũ của vợ và yêu thương đứa con riêng như con ruột của ḿnh.
Và, anh đă làm được như thế, nhưng để đổi lại vợ anh lại sống không tế nhị tí nào. Khắp pḥng ngủ anh chị vẫn treo đầy ảnh cưới, ảnh chụp chung với người chồng cũ mà không hề có bức ảnh nào của anh chị. Trong tủ quần áo cũng vậy, quá nửa tủ là đồ của người cũ chị giữ lại làm kỷ niệm. Anh góp ư th́ chị nặng mặt cho rằng anh ích kỷ.
Buồn hơn, một hôm đi làm về, ngoài cửa anh nghe bố vợ ḿnh đang dạy cháu ngoại: “Con phải sống dũng cảm như ba D (là cha đẻ của cháu) nghe chưa”. Thằng cháu ngây thơ hỏi lại ông: “Ngoại nói thiếu rồi, phải như cả ba T. nữa chứ”. “Không, không cần như ba T. v́ ông ấy chỉ là cha dượng của con, không có liên quan chi với con hết”. Anh T. nghe mà ḷng buồn tê tái...
Hồng Mai