Thủy điện Miến Điện trong chính sách năng lượng Trung Quốc - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 11-11-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,828
Thanks: 11
Thanked 13,484 Times in 10,772 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 179
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Thủy điện Miến Điện trong chính sách năng lượng Trung Quốc

Là một cường quốc kinh tế có nhu cầu tiêu thụ năng lượng hàng đầu trên thế giới trong ba thập niên gần đây Trung Quốc đă ráo riết săn t́m những nguồn cung ứng từ nước ngoài.


Đoạn sông Irrawady ở tiểu bang Kachin nơi dự định xây đập thủy điện Myitsone. (H́nh: TongSan MediaGroup/LAT)

Phải t́m cách khai thác dầu lửa ở những khu vực xa xôi tại Phi Châu như Sudan, Angola, hay tranh chấp chủ quyền biển với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á là sự thể hiện của nhu cầu chiến lược ấy.

Về điện lực, sẵn có nhiều sông lớn, Trung Quốc hiện nay là nước đứng đầu về thủy điện và đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử đă là công tŕnh lớn nhất thế giới. Các đập thủy điện tại cung cấp khoảng 16% điện lực và 7% tổng số năng lượng tiêu thụ của Trung Quốc. Theo kế hoạch, Trung Quốc dự tính trong kế hoạch ngũ niên sắp tới sẽ gia tăng khả năng thủy điện thêm 60%.

Tuy nhiên trước sự lo ngại và chống đối của các tổ chức bảo vệ môi trường và những hậu quả tác hại đă nhận thấy rơ ràng, gần đây Trung Quốc dè dặt trong sự tiến hành những dự án xây đập mới ở trong nước và thay vào đó t́m cách chuyển đến những sông ở các nước láng giềng, đặc biệt là Lào và Miến Điện (trước kia gọi là Miến Điện), hai nơi có điều kiện thuận lợi và gần gũi để chuyển ḍng điện vào mạng lưới quốc nội.

CPI (China Power Investment Group), thành lập năm 2002, là một trong 5 công ty quốc doanh sản xuất điện lực lớn nhất, cung ứng khoảng 10% điện ở Trung Quốc hiện nay. Hoạt động bao gồm phát triển, đầu tư, xây dựng, điều hành các trung tâm phát điện và hệ thống phân phối trên 27 tỉnh.

Từ 5 năm nay CPI đă đầu tư $20 tỷ vào dự án thủy điện sông Irrawady và các phụ lưu ở Miến Điện. Theo kế hoạch, các nhà máy thủy điện đập Myitsone trị giá $3.6 tỷ và 7 đập nhỏ hơn khi hoàn thành đầy đủ vào năm 2017, có công suất ngang với đập Tam Hiệp và 90% điện được chuyển về Trung Quốc, phần lớn cung cấp cho tỉnh Vân Nam và các thành phố miền Nam.

Trung Quốc luôn luôn t́m đến với những chế độ độc tài sẵn sàng đàn áp dân chúng của họ không gây nên khó khăn trở ngại ǵ đe dọa đến tương lai hợp tác làm ăn. Đường lối ấy đă từng được thực hiện ở Sudan, Ethiopia và như thế kế hoạch khai thác sông Irrawady không có ǵ bất ngờ v́ từ nhiều năm Miến Điện đă sống dưới chính quyền quân phiệt.

Miến Điện được coi là nước đối tác tin cậy nhất của Trung Quốc ở Á Châu cùng với Bắc Hàn. Từ lâu, Trung Quốc đă bán hàng hóa và vũ khí cho Miến Điện, có cơ sở khai thác dầu khí và một đường ống dẫn trị giá nhiều tỷ c̣n đang được hoàn thành. Trung Quốc cũng đóng góp vào việc xây dựng Naypyidaw, thủ đô mới từ 2006 thay thế Yangon (Ngưỡng Quang) vẫn là thành phố chính của Miến Điện. Với 900,000 dân cư, kế hoạch xây dựng thành phố dự trù đến năm 2012 mới hoàn thành, nhưng giữa một đất nước nghèo, Naypyidaw ngày nay đă có những cao ốc rộng lớn cho các cơ quan chính quyền và xa lộ 8 tuyến đường rất ít xe cộ lưu thông.

Trong hoàn cảnh ấy, dự án thủy điện Myitsone coi như sẽ tiến triển êm ả dù cho đă có rất nhiều ư kiến chống đối của các tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế và sự bất b́nh của dân chúng địa phương. Nhưng bất ngờ ngày 30 tháng 9 vừa qua, Tổng Thống Thein Sein, một cựu tướng lănh mới được bầu lên trong một cuộc bầu cử tương đối được xem là dân chủ mặc dầu c̣n rất nhiều sự kiện bất b́nh thường, loan báo ngưng dự án cho đến năm 2015. Trong văn thư gởi tới Quốc Hội Miến Điện, Tổng Thống Thein Sein nói rằng ông có quyết định này v́ việc xây dựng nhà máy thủy điện 6,000 megawatt ở tiểu bang Kachin đi ngược nguyện vọng của dân chúng và các nhà lập pháp.

Tổng thống giải thích là kế hoạch thủy điện đă gây ra quá nhiều lo ngại cho dân chúng, từ vấn đề hủy diệt môi trường, tai nạn khi xảy ra động đất cho đến sinh hoạt của dân chúng và di sản văn hóa của vùng Myitsone cùng hạ lưu sông Irrawady. Do đó dự án Myitsone sẽ phải ngưng lại “ít nhất là trong nhiệm kỳ của chính phủ này.”

Trung Quốc bắt đầu chú ư tới khả năng thủy điện ở lưu vực sông Irrawady, ḍng sông chính ở Miến Điện từ đầu thập niên 1990. Năm 1994, Thủ Tướng Trung Quốc Lư Bằng, người rất hâm mộ các công tŕnh thủy điện, đă gặp Tướng Than Shwe, nhà lănh đạo Miến Điện khi ấy, ở Yangon và hai bên đă thỏa thuận giúp xây một chiếc đập trên sông Paunglaung. Đập thủy điện này hoàn thành năm 2005 nhưng điện lực chỉ được cung cấp cho Naypyidaw.

Trong khi nhu cầu điện của Trung Quốc ngày càng tăng th́ đạo luật năm 2002 đ̣i hỏi trước khi tiến hành dự án xây một đập mới ở Trung Quốc phải có tài liệu nghiên cứu đánh giá về ảnh hưởng đến môi trường. Một đập lớn dự định xây trên sông Nu ở Vân Nam đă phải ngưng lại v́ luật này. Các công ty điện lực Trung Quốc bắt đầu chú ư đến những sông ở nước ngoài như Lào và Miến Điện, đặc biệt nhận thấy chính quyền Than We không quan tâm đến vấn đề môi trường. Sau nhiều cuộc thương lượng chính quyền Miến Điện bật đèn xanh cho CPI nghiên cứu kế hoạch phát triển các đập thủy điện ở lưu vực sông Irrawady từ năm 2008. Mặc dầu gặp một số trở ngại như sự bất b́nh của dân chúng phải di dời nhà cửa làng mạc và mất di sản văn hóa dân tộc của họ, chương tŕnh được tiến hành đều đặn như dự định.

CPI trong nhiều năm đă mạnh mẽ phản bác những ư kiến cho rằng các đập thủy điện Irrawady chỉ có lợi ích cho Trung Quốc. Lu Qizhou, chủ tịch và bí thư đảng ủy CPI, nói rằng kế hoạch giúp cho vùng Myitsone phát triển và kể ra hàng trăm dặm đường mới mở ở khu vực rừng núi hiểm trở này cùng với việc điều ḥa thủy lợi và những lợi ích khác. CPI cũng lập luận là thị trường Miến Điện chưa đủ để “tiêu thụ hết điện lực” và như thế điện bán qua Trung Quốc là một nguồn lợi tức quan trọng cho Miến Điện.

Cho đến bây giờ sau khi đă có quyết định của Tổng Thống Thein Sein, CPI vẫn từ chối không xác định là họ sẽ ngưng công tác hay chưa và chỉ cho biết “chúng tôi đang thương lượng về những vấn đề có liên quan.” Phó tổng thống và bộ trưởng Ngoại Giao Miến Điện đến Bắc Kinh đầu tháng 10 được các giới chức Trung Quốc khuyến cáo là Miến Điện nên tuân thủ những cam kết đă thỏa thuận với CPI và có trách nhiệm về mặt pháp lư.

Mặc dầu vấn đề chưa được giải quyết dứt khoát nhưng người ta tin rằng dự án thủy điện Irrawady chắc chắn sẽ phải dừng lại ít nhất là một thời gian dài. Các chính quyền Tây phương và những tổ chức bảo vệ môi trường hoan nghênh quyết định của Tổng Thống Thain Sein, coi đó là một dấu hiệu tốt chứng tỏ chính quyền Miến Điện đă ngày càng quan tâm và có trách nhiệm đối với dân chúng nước họ hơn. (HC)

Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	139829-Irrawady.400.jpg
Views:	3
Size:	19.8 KB
ID:	333016
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC9

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 03:19.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09368 seconds with 14 queries