R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Màn kịch chính trị cuối cùng cho Thủ tướng Berlusconi
Màn kịch trên chính trường Italia đang đến hồi khép lại. Có lẽ chưa bao giờ Thủ tướng Italia Berlusconi lại h́nh dung ra những phút giây cuối trên cương vị nguyên thủ của ḿnh lại diễn ra bi đát đến vậy. Tại Rome, câu hỏi mà người ta hỏi nhau không phải là liệu chính phủ của ông Berlusconi có sụp đổ hay không, mà là khi nào th́ nó sụp đổ.
Berlusconi- nhiều "dấu ấn"
Hơn 18 năm cầm quyền, có lẽ dấu ấn lớn nhất mà tỷ phú truyền thông người Italia để lại chỉ là những bê bối với những cáo buộc tội tham nhũng, rắc rối pháp lư, mại dâm... Uy tín cá nhân của ông Berlusconi sụt giảm nhanh chóng và chỉ c̣n chưa đầy 22% tỷ lệ ủng hộ, cùng với sự phản đối của tất cả các bên, bao gồm cả 6 thành viên chủ chốt vừa rút khỏi liên minh cầm quyền.
Các nhà lănh đạo Liên minh châu Âu cũng đang gây sức ép buộc ông từ chức. Tuần trước, dường như mọi người đều đồng thuận rằng sự ra đi của Thủ tướng Italia sẽ giải quyết tất cả. Nhưng hóa ra câu chuyện không chỉ đơn giản có vậy.
Hăy nh́n vào chỉ số đánh giá chính xác nhất niềm tin của thị trường đối với tương lai nền kinh tế Italia: lăi suất trái phiếu 10 năm của nước này. Một mức lăi suất cao phản ánh các nhà đầu tư sẽ đ̣i hỏi nhiều hơn cho khoản đầu tư trái phiếu của ḿnh, cũng đồng nghĩa với việc rủi ro cao hơn và nền kinh tế Italia ít an toàn hơn.
Sau khi đạt đỉnh hồi đầu tuần, lăi suất trái phiếu đột ngột hạ nhanh sau tuyên bố của Berlusconi sẽ ra đi. Nhưng đến hôm thứ tư, lăi suất trái phiếu 10 năm của Italia đă bùng nổ lên mức 7,4%, vượt qua mức cao của ngày thứ ba là 6,74% và vượt qua cả mức 7%, mức được các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Italia không thể chịu đựng được. Tất nhiên không chỉ riêng Italia đang trong thời ḱ tồi tệ. Ngay cả Thủ tướng Đức Merkel cũng phải thừa nhận rằng “Cả châu Âu đang gặp khó khăn. Mọi điểm yếu của chúng tôi đang nhanh chóng được bộc lộ. Italia cần phải nỗ lực gấp đôi”. Tuy nhiên, nếu Italia gặp khó th́ đó lại là câu chuyện rất khác so với Hy Lạp.
Đó là v́ Italia là nước lớn thứ ba trong eurozone. Do đó cứu trợ Italia theo mô h́nh của Bồ Đào Nha và Hy Lạp không phải là lựa chọn. Trong cuộc họp thượng đỉnh hồi tháng mười vừa qua, các lănh đạo châu Âu đă đồng ư cứu trợ Hy Lạp khoảng 130 tỷ euro. Trong khi đó, Italia sẽ cần tới khoảng 300 tỷ euro chỉ để trả các khoản nợ trong 12 tháng tới. Tổng số nợ mà quốc gia h́nh chiếc ủng này đang gánh là khoảng 1,9 ngh́n tỷ euro, tương đương 120% GDP của nước này.
Khoảng trống chính trị
Nhưng có vẻ những ǵ mà Italia đang phải gánh chịu không chỉ là khủng hoảng kinh tế. Đó c̣n là cuộc khủng hoảng về ḷng tin và chính trị. Nên nhớ rằng đây đă là nhiệm kỳ Thủ tướng thứ ba của ông Berlusconi và nếu như không phải là một thiên tài th́ ông cũng quá thừa kinh nghiệm để ứng phó trong những t́nh huống như thế này.
Theo tuyên bố của văn pḥng Tổng thống Italia, ông Berlusconi sẽ ở lại cho đến khi nào những biện pháp giải cứu được các lănh đạo EU thông qua. Kể cả khi Berlusconi khăng khăng với tờ nhật báo La Stampa rằng ông sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ tới, nhiều người Italia vẫn không tin vào một sự từ chức của Berlusconi trừ phi họ nh́n thấy điều đó.
Vấn đề chưa dừng lại ở đó. Lịch sử của Italia là lịch sử của sự hỗn loạn. Kể từ sau Thế chiến II cho đến năm 1994, năm Berlusconi trúng cử lần đầu tiên, Italia có đến hàng vài tá chính phủ, ít trong số đó tồn tại quá một năm.
Sự hỗn loạn chính trị có thể được coi là “nhăn hiệu” của Italia và một khi con người đầy quyền lực và tai tiếng Berlusconi ra đi, khoảng trống mà ông để lại là không nhỏ.
Thủ lĩnh đảng trung tả Luigi Bersani th́ kêu gọi một chính phủ đoàn kết dân tộc trong khi Berlusconi và liên minh của ông lại muốn có một cuộc bầu cử mới với ứng viên Tổng thống là cựu Bộ trưởng Tư pháp Angelino Alfano.
Ngay cả ví dụ trên cũng cho thấy rằng Italia c̣n lâu mới ổn định và sửa chữa được những ǵ mà Berlusconi để lại.
Trong nước là như vậy, trên trường quốc tế, uy tín của ông Berlusconi cũng không khá hơn là bao. Ngoại trừ sự nổi tiếng trên sân cỏ châu Âu của AC Milan - câu lạc bộ bóng đá do ông làm chủ, có lẽ người ta chỉ nhớ được nhiều nhất là những câu nói hớ của Berlusconi, như việc cạnh khóe về làn da “rám nắng” của Tổng thống Mỹ Barack Obama hay những ǵ mà ông miêu tả Thủ tướng Đức Merkel là “béo không thể tin nổi”. Ngoài ra, c̣n phải kể đến những bữa tiệc sex, những scandal t́nh ái và những thú vui trụy lạc khác của Thủ tướng Italia đương nhiệm.
Tuy nhiên, có lẽ Berlusconi là một trong những vị Thủ tướng để lại nhiều ấn tượng nhất trong lịch sử Italia. Hơn 18 năm cầm quyền, ba nhiệm kỳ Thủ tướng, ông trùm truyền thông, câu lạc bộ bóng đá, scandal sex, một nước Italia nợ nần và suy thoái…người đàn ông 75 tuổi này có vẻ như không muốn người ta quên ḿnh, cho dù là theo cách không mấy tích cực. Nhưng vở diễn trên sân khấu chính trị Italia của Berlusconi đă đến hồi kết, và nhân vật chính của chúng ta, cho dù sẽ bước vào hậu trường, nhưng vẫn theo một cách rất Berlusconi - ồn ào và đầy bất ngờ.
Long Hoàng - (Tổng hợp)
|