Thỏa thuận cung cấp uranium cho Ấn Độ giúp Australia hóa giải được một phần t́nh thế lưỡng nan của họ khi bị "kẹt" trong quan hệ Mỹ -Trung Quốc, East Asia Forum nhận định.
Sau nhiều năm "ngụp lặn" trong vũng lầy Trung Đông và Tây Nam Á, Washington nhận ra ḿnh tạo cơ hội cho các nước, đặc biệt là Trung Quốc, thỏa sức vươn lên mạnh mẽ; ngược với đà đi xuống của họ...
V́ vậy, Washington quyết khôi phục vị thế tại khu vực, cũng như ḱm chế sự trỗi dậy của Bắc Kinh bằng chiến lược “trục bánh xe và nan hoa” (Mỹ là trục bánh và Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc là những nan hoa). Cụ thể, Washington tăng cường quan hệ song phương với bốn nước này.
Đồng thời, Mỹ cũng gián tiếp gắn kết các “nan hoa”, tạo thành tập thể hùng mạnh cùng có tư tưởng chống Trung Quốc (như Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc...). Mục đích là cho Bắc Kinh thấy rằng, nếu không tuân theo luật chơi của phương Tây, họ sẽ gặp đối thủ lớn.
Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Australia Julia Gillard (trái) thông báo quyết định bán uranium cho Ấn Độ vào đúng thời điểm Tổng thống Mỹ có chuyến thăm châu Á.. Ảnh: theaustralian.com.
Trong chiến lược của Mỹ, Ấn Độ có vai tṛ quan trọng. Cục t́nh báo trung ương Mỹ (CIA) đánh giá, nước này có dân số trẻ..., có tiềm năng lớn để trở thành một cường quốc châu Á như Trung Quốc. Do đó, họ có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc an ninh khu vực. Các cuộc tiếp xúc và diễn tập quân sự chung giữa Ấn Độ và Mỹ thường xuyên diễn ra một cách sâu rộng từ năm 1991. Quyết định của Tổng thống Bush hồi năm 2005 nhằm đưa New Delhi vào chiếc ô hạt nhân của Washington cũng cho thấy mối quan hệ ngày càng khăng khít giữa Mỹ và Ấn Độ.
Không chỉ vậy, Washington c̣n kư rất nhiều thỏa thuận nhằm cung cấp cho New Delhi nhiều công nghệ quân sự hiện đại. Thậm chí Mỹ c̣n tính chuyện kéo Ấn Độ vào dự án sản xuất máy bay chiến đấu F-35.
Tuy nhiên, Ấn Độ đến nay vẫn chưa đi đến quyết định cuối cùng về việc thắt chặt quan hệ chiến lược với Mỹ, đứng hẳn về phe này chống Trung Quốc. Trên thực tế, tại New Delhi đang tồn tại hai luồng tư tưởng khác nhau.
Phía Bộ Ngoại giao cho rằng, Ấn Độ nên đứng giữa Trung Quốc và Mỹ; trong khi quan điểm của Bộ Quốc pḥng và Hội đồng an ninh quốc gia lại khác: chống Bắc Kinh.
Trong lúc chưa ngả hẳn về bên nào, Ấn Độ "lợi dụng" quan hệ với Mỹ để tiếp cận công nghệ hiện đại, trong khi vẫn quan hệ "cầm chừng" với Trung Quốc. C̣n trong trường hợp quan hệ với Bắc Kinh xấu đi, New Delhi đă có Washington để dựa dẫm.
Tương tự Ấn Độ, Australia cũng đang bị chia rẽ bởi hai luồng tư tưởng trong cách đối phó với Trung Quốc. Một số cho rằng, Mỹ nên tạo không gian gồm nhiều quyền lực lớn tại châu Á, trong đó có Ấn Độ. Như vậy, Trung Quốc vẫn có thể phát triển song khó mà bá quyền bởi vấp phải sự phản đối của nhiều cường quốc khu vực khác (mạnh không kém Trung Quốc).
Trong khi đó, một số khác cho rằng, Australia cần hợp tác với các nước lớn trong khu vực có cùng tư tưởng chống lại Trung Quốc, không cho nước này trỗi dậy (v́ họ cho đây là nguyên nhân gây bất ổn).
Hiện hai "phe" trên vẫn tranh đấu quyết liệt, Canberra chưa thể dứt khoát theo đuổi hẳn lập trường nào. Nguyên nhân là mỗi sự lựa chọn lại có thuận lợi và khó khăn riêng; nổi bật là việc Bắc Kinh là đối tác kinh tế lớn nhất của Australia cũng như có rất nhiều điểm đối kháng như hệ thống chính trị, các giá trị mà Canberra cho là dân chủ, tự do...
Trong bối cảnh đó, việc bán uranium cho New Delhi có vai tṛ hết sức quan trọng. Nói cách khác, cung cấp uranium cho Ấn Độ, Australia có thể tạm thời thỏa măn cả hai luồng tư tưởng trên: tập hợp lực lượng, sẵn sàng đối phó Trung Quốc trong khi vẫn thu lợi trong quan hệ kinh tế với Bắc Kinh.
Bán uranium, Canberra có thể vừa tiếp sức cho New Delhi trở thành cường quốc lớn, sẵn sàng đối trọng với Bắc Kinh khi cần, không cho nước này bá quyền. Cùng lúc, Trung Quốc vẫn có không gian riêng để phát triển và tiếp tục là đối tác kinh tế lớn của Australia.
Tóm lại, thỏa thuận cung cấp uranium cho Ấn Độ giúp Australia tạm thời hóa giải được t́nh thế lưỡng nan của họ trong bối cảnh Mỹ, Trung Quốc cạnh tranh...
Theo Báo Đất Việt