(Đất Việt) Giết mổ, chế biến sản phẩm gia súc gia cầm dù được khuyến khích, song nhiều công ty trong ngành này lại đang tỏ ra đuối sức.
Các chính sách phát triển không đúng như lộ tŕnh doanh nghiệp kỳ vọng, cộng với người tiêu dùng vẫn chưa thay đổi thói quen tiêu dùng khiến ngành chế biến thực phẩm sạch lâm vào thế khó.
Trâu… nhanh uống nước đục
Sự kiện Công ty TNHH thương mại, chế biến thực phẩm Phú An Sinh… là các doanh nghiệp giết mổ có tiếng tại thị trường phía Nam đứng trước nguy cơ phải bán 70 – 80% tài sản để trả khoản nợ 35 tỷ đồng cho UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR - VT) khiến không ít doanh nghiệp trong ngành e dè với kế hoạch đầu tư của ḿnh. Ngoài tổn thất nặng do chưa có kinh nghiệm trong kế hoạch nhận vốn của Sở NN-PTNT BR - VT mua gom heo, giết mổ cấp đông chạy đợt dịch tai xanh, theo ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Phú An Sinh, lư do quan trọng là các sản phẩm làm đúng tiêu chuẩn lại không được thị trường chấp nhận.
Sản phẩm làm sạch, đóng gói, bảo quản lạnh bị người tiêu dùng hiểu là thực phẩm cũ, đông lạnh, khiến DN khó t́m đầu ra.
Ảnh: TNLinh.
Ông Minh lư giải, trước khi xây dựng nhà máy giết mổ, chế biến tại BR - VT, cơ sở Phú An Sinh tại quận 12, TP HCM mỗi đêm giết mổ 4.000 - 10.000 con gà, vịt. Sản phẩm ra bao nhiêu, các đầu mối lấy hết, doanh nghiệp không tốn bất cứ chi phí nào từ đóng gói, vận chuyển đến các điểm phân phối... Sau khi TP HCM có kế hoạch ngưng các cơ sở giết mổ, doanh nghiệp này quyết định đầu tư nhà máy tại BR – VT theo tiêu chuẩn an toàn. Gia cầm sau khi giết mổ được đóng gói, bảo quản và vận chuyển lạnh… theo đúng tiêu chuẩn của ngành thú y. Tuy nhiên, cũng từ đó Phú An Sinh mất dần khách hàng của ḿnh. “Trước khi Phú An Sinh làm gà sạch có 50 – 70 khách hàng, sau khi đầu tư 40 – 50 tỷ đồng xây dựng hệ thống chế biến khép kín, lượng khách hàng của công ty hiện chỉ c̣n lại 5 - 7”, ông Minh chua xót.
Thói quen tiêu dùng đă khiến các nhà máy chế biến gặp khó khăn. Theo quy định của ngành thú y TP HCM, gia cầm sau khi giết mổ phải được đóng gói bao b́, vận chuyển và bảo quản bằng thùng lạnh. Nhưng thị trường lại không chuộng gà lạnh, người tiêu dùng quen cho gà lạnh là gà không tươi.
Nhiều lănh đạo doanh nghiệp ngành giết mổ giờ mới hiểu lư do v́ sao hầu hết các doanh nghiệp chăn nuôi lớn của nước ngoài có mặt ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa dám tung tiền đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến… mà thay vào đó họ thuê lại các doanh nghiệp trong nước gia công.
Thị phần quá hẹp
Nhà máy chế biến thực phẩm Đồng Nai (D&F) có diện tích 5 ha, được trang bị hệ thống giết mổ, chế biến hiện đại. Công nhân được trang bị tận răng với 2 - 3 lớp quần áo, mũ bảo hộ, ai ra vào cũng đều được khử trùng tuyệt đối. Với những thiết bị ở đây, công suất giết mổ mỗi đêm có thể lên tới hàng ngh́n con heo và gà. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tuấn Phương, Giám đốc nhà máy, cho biết, trung b́nh mỗi ngày nhà máy chế biến chưa đầy trăm con heo và khoảng 1.000 con gà, ngoài ra phải nhận gia công cho một công ty Nhật Bản để công nhân có thêm việc làm. Một số doanh nghiệp trong ngành đánh giá, nếu D&F không phải là doanh nghiệp nhà nước th́ sẽ không cầm cự được lâu (?). Theo ông Phương, thị phần của thịt gia súc, gia cầm làm theo tiêu chuẩn sạch hiện nay quá hẹp, đặc biệt không thể tiêu thụ được ở các chợ truyền thống, do người tiêu dùng chỉ quen với thịt nóng. Các nhà máy chế biến chỉ trông chờ vào hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm và số ít các nhà hàng, khách sạn… Trong khi không phải chỉ riêng 1 - 2 thương hiệu mà hiện rất nhiều doanh nghiệp như Vissan, Huỳnh Gia Huynh Đệ, Phú An Sinh, CP, B́nh Minh, Thanh B́nh…
Tương tự là mặt hàng trứng gia cầm. Bà Ba Huân, Giám đốc công ty trứng sạch Ba Huân, không ít lần kêu với Sở Công thương TP HCM, để làm trứng sạch doanh nghiệp phải nhập thiết bị, nhà xưởng lên tới hàng triệu USD. Sản phẩm làm ra gánh thêm hàng loạt chi phí v́ phải ứng vốn cho người nuôi, nhân công, nhăn mác, bao b́… Tuy nhiên sản phẩm rất chật vật t́m chỗ đứng, nhất là các chợ, bởi tiểu thương thường đ̣i hỏi mức chiết khấu cao, trong khi chi phí làm trứng sạch lớn, không thể bán đồng giá với trứng không qua xử lư… Các doanh nghiệp giết mổ, chế biến chua chát: Chỉ khi nào xuất hiện dịch bệnh gia súc, gia cầm họ mới thực sự có thị trường, v́ khi đó người tiêu dùng mới coi sản phẩm này như một sự trấn an.
Đăng Thư - ĐấtViệt