Cậu bé 14 tuổi quên ḿnh cứu bạn, nữ nhân viên đường sắt cứu em nhỏ thoát chết, ông nhặt rác trả lại 45 triệu đồng của rơi... là những tấm gương sống đẹp trong năm qua được nhiều độc giả chia sẻ.
1. Các cậu bé dũng cảm cứu bạn thoát chết:
Ngày 6/8 trên đường đi thả diều về,
Phạm Quang Vĩnh phát hiện có 4 bạn nhỏ đang chới với dưới hồ nước sâu. Không đắn đo suy nghĩ, cậu bé lao xuống ôm, kéo từng em lên bờ.
Vĩnh đang là học sinh lớp 7A trường THCS Lư Tự Trọng, xă B́nh Thạnh, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Hành động dũng cảm của cậu học tṛ được nhiều người coi như anh hùng. Huyện đoàn Đức Trọng đă động viên khen thưởng tấm gương dũng cảm cứu người của Vĩnh. Cậu bé c̣n được tỉnh đoàn tuyên dương và trao bằng khen chiến sĩ nhỏ Trần Quốc Toản.
|
Em Phạm Quang Vĩnh đă dũng cảm cứu các bạn. Ảnh: Quốc Dũng |
Một câu chuyện cảm động khác là em
Trần Văn Nguyên (Quảng Ngăi) nhiều lần xả thân cứu người. Đến lần thứ ba, ngay trước Tết Trung thu, một số bạn nhỏ sau khi tập múa lân rủ nhau đi tắm sông, một em sụp hố nước sâu. Nguyên lập tức lao ra cứu, đưa được bạn vào bờ th́ em cũng kiệt sức bất tỉnh. Cậu bé được đưa đến bệnh viện cấp cứu song không bao giờ tỉnh dậy nữa.
Ngày 22/9, Trung ương Đoàn thanh niên đă truy tặng huy hiệu
Tuổi trẻ dũng cảm cho cậu bé Nguyên vừa tṛn 14 tuổi. Sau đó Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng truy tặng em
huân chương dũng cảm.
2. Nữ nhân viên gác chắn tàu dũng cảm cứu em bé thoát chết:
Đoàn tàu đang lao đến chỉ c̣n khoảng 80 m nữa là đâm vào em bé khoảng 20 tháng tuổi đang chơi giữa đường sắt. Chị Xuân (nhân viên gác chắn ở ga Chí Thạnh - Phú Yên) đă lao tới xốc đứa trẻ lăn ra ngoài, cả hai
thoát chết trong gang tấc.
Vụ việc xảy ra ngày 1/8. “Lúc đó tôi chẳng kịp nghĩ ǵ, chỉ biết tính mạng đứa trẻ đang gặp nguy hiểm”, chị Xuân kể lại. Sau khi đưa tin về hành động của chị Xuân, nhiều độc giả gửi thư về ṭa soạn bày tỏ sự mến phục.
Tương tự, đêm 20/10 khi đoàn tàu đang lao đến, chị
Nguyễn Thị Nhàn bất ngờ phát hiện một cháu bé đang tập tễnh bước đi trên đường ray, cách chỗ ḿnh đứng khoảng 20 m. Không chần chừ, chị ôm bụng bầu 6 tháng lao lên đường sắt cứu cháu bé ngay trước mũi tàu.
Sau đó Công ty TNHH một thành viên Đường sắt Việt Nam đă quyết định khen thưởng thành tích đột xuất đối với chị Nhàn (26 tuổi, nhân viên gác chắn của Công ty quản lư đường sắt B́nh Trị Thiên) về hành động dũng cảm này.
3. Người nhặt rác trả lại 45 triệu đồng của rơi:
Một buổi chiều tháng 10, đang đi trên đường, ông Cho - một người nhặt rác thấy bọc nilon, nhặt lên phát hiện bên trong có tiền. Ông không mở ra xem mà đem thẳng đến công an phường Nam Dương (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) nhờ
trả lại cho người mất.
|
Mặc dù gia cảnh khó khăn nhưng ông Cho không tham 45 triệu đồng nhặt được. Ảnh: Nguyễn Đông |
Nhiều người b́nh phẩm chẳng ai dại như ông đi chê “lộc trời” trong khi nhà đang phải chạy ăn từng bữa. Nhưng ông chẳng để ư, chỉ cười bảo: “Người ta mất của tội lắm, ḿnh sao có thể sống bằng số tiền đó”.
Làm nghề đạp xe thồ, sau khi bị tai nạn giao thông mất sức, ông Cho chuyển sang sống bằng nghề nhặt rác. Hằng ngày, ông lặng lẽ cùng những ṿng xe dạo khắp các ngơ hẻm nhặt rác kiếm 40.000-50.000 đồng.
Trung tá Nguyễn Hữu Tiến, Trưởng công an phường Nam Dương cho biết đă tiếp nhận số tiền 45 triệu đồng c̣n bọc nguyên trong túi nilon từ ông Cho nhờ trả lại cho người bị mất. Sau đó công an thông báo và trả lại số tiền này cho chủ nhân là chị Phạm Thị Thanh Hải (phường Thạc Gián, quận Thanh Khê).
Với nghĩa cử cao đẹp này, ông Cho đă được Công an quận Hải Châu đă trao bằng khen cùng số tiền thưởng 2 triệu đồng.
4. Người đàn ông nghèo và chiếc xe tự chế chở học sinh:
Người dân ấp 7, xă Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM, thời gian gần đây không c̣n xa lạ với h́nh ảnh người đàn ông trung niên lái chiếc xe tự chế hàng ngày đưa đón học tṛ nghèo đến trường. Tấm ḷng của người đàn ông nghèo bệnh tật làm bao người cảm phục.
|
Hàng chục em học sinh được anh Hùng đưa đi đón về hàng ngày. Ảnh: Lê Phương |
Người dân ở xóm này đa số là lao động nghèo, nghề nghiệp không ổn định, không có thời gian cũng như phương tiện để đưa đón con đi học.
Anh Hùng ấp ủ ư tưởng làm chiếc xe đưa đón học sinh lâu lắm rồi, khi thấy con ḿnh và mấy đứa nhỏ trong xóm đi học từ nhà đến trường gần 3 km, thêm cái cặp sách nặng cũng 3 kg. Măi đến năm nay anh mới thực hiện được nguyện vọng
Mỗi ngày 8 lượt đi và về, anh Nguyễn Văn Hùng đưa rước trên dưới 20 học sinh nghèo đi học nhờ chiếc xetự chế. Mới đầu vợ anh không đồng ư với việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” này, nhưng sau thấy việc làm của chồng đem lại hạnh phúc cho nhiều người, chị lại vui vẻ cổ vũ.
5. Ông lăo 68 tuổi cần mẫn quét rác phố đêm:
Khoảng 4-5 năm trở lại đây, ở khu phố người Hoa (phường 11, quận 5, TP HCM), cứ nửa đêm lại có một ông cụ dáng người gầy g̣, mái tóc bạc phơ, làn da bánh mật quét rác giữ cho đường phố sạch đẹp. Ông cụ ấy tên là Tô Tiền Hà, năm nay 68 tuổi.
|
Khi mọi người đă đi ngủ, tiếng chổi của ông lăo lại vang lên giữa phố đêm. Ảnh: Thi Ngoan |
Không nhà cửa, không gia đ́nh hay họ hàng thân thích, ở cái tuổi gần đất xa trời, ông Hà phải làm thuê đủ mọi nghề để kiếm miếng ăn. Sống gần nửa thế kỷ ở góc phố này, hàng ngày ông thức dậy từ sáng sớm phụ người ta bán hủ tiếu, bốc vác, dọn dẹp nhà cửa để được trả tiền công mỗi tháng vài trăm ngh́n đồng.
Ngày nào cũng đi phụ quét dọn nhà, dọn chợ nên dần h́nh thành nơi ông cụ thói quen hễ thấy đường phố dơ lại mang chổi ra quét. Rồi từ đó đến nay ông gắn luôn với cái "nghiệp" dọn đường.
6. Làng t́nh nguyện hiến giác mạc cứu người:
Cả thôn B́nh An 1 chỉ có gần 500 hộ dân, nhưng gần 100 người đăng kư hiến giác mạc. Con số này là kỷ lục không chỉ của xă mà của toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
|
Ông Kiều, một trong số những người t́nh nguyện hiến giác mạc ở xă B́nh An 1. Ảnh: Nguyễn Đông |
Là người khởi xướng phong trào, ông Nguyễn Thanh Kiều tâm sự: “Khi chưa hiểu rơ về cách thức hiến, bản thân tui cũng sợ v́ cứ nghĩ lấy giác mạc là móc cả mắt người chết đem cho người sống. Nhưng khi được các bác sĩ giải thích hiến giác mạc là chỉ lấy màng mỏng ở mắt, tui hiểu và đăng kư ngay. Theo tui, chết là về với cát bụi nên làm được ǵ cho đời th́ ḿnh nên làm".
B́nh An 1 là thôn đầu tiên có phong trào hiến giác mạc cho xă. Và đến cuối năm 2010, toàn xă Lộc Vĩnh có tới 183 người đăng kư tham gia. Trong đó, thôn B́nh An 1 đến 81 người, đa phần là người cao tuổi.