Kinh tế là yếu tố quan trọng nhất trong chiến dịch tái tranh cử Tổng thống của ông Obama và điều quyết định xu hướng kinh tế Mỹ lại là giải pháp tháo gỡ khủng hoảng châu Âu, hiện do người Đức “cầm trịch”.
Trong chiến dịch tái tranh cử năm 2012, yếu tố then chốt đối với Tổng thống Mỹ Obama là những dấu hiệu xu hướng chuyển động tích cực của nền kinh tế Mỹ tạo ḷng tin cho cử tri. Theo báo Wall Street Journal (WSJ) hôm 26/12, kết quả cuộc chạy đua này lại đang nằm trong tay người phụ nữ quyền lực nhất thế giới, Thủ tướng Đức bà Angela Merkel. Trở ngại lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ hiện nay là cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu. Trong khi đó, giải pháp đối phó với cuộc khủng hoảng này hiện do người Đức quyết định khi nước này đang là nền kinh tế lớn nhất khu vực cũng như có tiếng nói quan trọng nhất trong khối eurozone.
Hiện nền kinh tế Mỹ đang có các dấu hiệu phục hồi bền vững khi số việc làm được tạo mới tăng tháng thứ 13 liên tiếp, số người xin trợ cấp thất nghiệp giảm kéo tỷ lệ này xuống chỉ c̣n 8,6%. Dự báo kinh tế Mỹ trong quư cuối năm và đầu năm 2012 cũng có nhiều tín hiệu tích cực. Và như vậy, xu hướng tăng trưởng của kinh tế Mỹ sẽ c̣n được kéo dài nếu châu Âu giải quyết tốt cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay. Trong khi đó, Đức hiện là nền kinh tế thống trị châu Âu, có tiếng nói quyết định trong việc hỗ trợ các nước khác trong khu vực đối phó các khoản nợ công lớn. Thách thức đối với quyết định hỗ trợ các nước khu vực eurozone không nằm ở vấn đề kinh tế mà nằm ở yếu tố chính trị khi chính giới cũng như người dân Đức chia rẽ về các khoản tiền phải chi ra để cứu trợ.
Một tín hiệu tốt với Tổng thống Obama nữa là chính cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đang “làm lợi” cho các tập đoàn tài chính “cá mập” của Mỹ. Yêu cầu nâng vốn, giải quyết nợ đọng quyết liệt của châu Âu đang khiến nhiều ngân hàng khu vực phải bán tháo tài sản cho người Mỹ. Báo New York Timescùng ngày cho biết, Kohlberg Kravis Roberts, Blackstone, Wells Fargo và một số thể chế tài chính Mỹ khác trong những tháng qua mua cả chục tỷ USD tài sản của các tập đoàn châu Âu khi phải huy động vốn mới gần 200 tỷ USD trước thời hạn tháng 6/2012. Nhà kinh tế Huw van Steenis, tập đoàn tài chính Morgan Stanley nhận định, trong 18 tháng tới, các ngân hàng châu Âu có thể sẽ bán tới 3.000 tỷ USD tài sản.
heo WSJ, giải pháp đối phó khủng hoảng nợ công châu Âu của Đức là khả dĩ nhất: tăng cường kỷ luật ngân sách với những quy định chặt chẽ về thâm hụt chi tiêu và nợ công. Giải pháp này cho phép thấy rơ những nước có kỷ luật ngân sách và tài chính tốt và những nước có vấn đề, đồng thời duy tŕ áp lực “cây gậy và củ cà rốt” đối với các quốc gia trong khu vực.
Nguồn: Baodatviet