Những thất bại bẽ bàng của t́nh báo Mỹ (I,II)(cập nhật) - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 01-17-2012   #1
woaini1982
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
woaini1982's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Posts: 24,000
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 41
woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1
Default Những thất bại bẽ bàng của t́nh báo Mỹ (I,II)(cập nhật)

Vào ấn bản tháng 1-2/2011 của tờ Chính sách Đối ngoại, cựu quan chức CIA Paul Pillar đă đưa ra nhận định về mức độ quan trọng của thông tin t́nh báo - kể cả tin tốt lẫn tin xấu - có thể ảnh hưởng tới việc đưa ra quyết định của tổng thống, sửa đổi chính sách đối ngoại của Mỹ, ngăn chặn các bất ngờ.

Cho dù hạn chế của cộng đồng t́nh báo Mỹ là ǵ, họ vẫn phải đối mặt với các chỉ trích v́ những thiếu sót trong thông tin tiếp nhận, mà gần đây nhất là việc họ không thể dự báo trước được phong trào Mùa xuân Ả Rập và hoàn toàn không hay biết ǵ về thông tin lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-il qua đời.

Dưới đây là các thất bại tệ hại nhất trong lịch sử t́nh báo Mỹ

Vụ tấn công Trân Châu Cảng

Trong h́nh là tàu USS Arizona bị cháy trong đợt không kích của Nhật vào Trân Châu Cảng hôm 7/12/1941.


Trong buổi ḿnh minh ngày 7/12/1941, quân Nhật đă ném bom phủ đầu lên Hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ ở Trân Châu Cảng, Hawaii, buộc Mỹ phải tham chiến trong Chiến tranh Thế giới II. Căn cứ hải quân hoàn toàn không hay biết ǵ về cuộc tấn công này, thậm chí Hoa Kỳ lúc đó đă cố gắng giải mă ngoại giao của Nhật trong một diễn biến dẫn tới vụ không kích và một tùy viên quân sự tại Java đă cảnh báo Washington về việc Nhật lên kế hoạch tấn công Hawaii, Philippines và Thái Lan trước đó 1 tuần. "Chưa bao giờ chúng tôi có được một bức tranh t́nh báo đầy đủ tới như vậy về kẻ thù" - Roberta Wholstetter viết trong tác phẩm "Trân Châu Cảng: Cảnh báo và Quyết định". Tuy nhiên, bức tranh đó lại không bao giờ được xem xét một cách đầy đủ bởi sự chia sẻ không thích đáng giữa các cơ quan của chính phủ, các nhận định chủ quan của phía Mỹ cho rằng Nhật sẽ không dám thực hiện một cuộc tấn công chớp nhoáng như vậy, và sự cạnh tranh đối địch trong chính cộng đồng t́nh báo của Mỹ.

CIA được thành lập năm 1947, trực thuộc Cơ quan Hành động An ninh Quốc gia sau đó đă lưu ư rằng cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng đă nhấn mạnh vào nhu cầu phân biệt giữa "các dấu hiệu" và hiện tượng "nhiễu" và thành lập một tổ chức t́nh báo tập trung.

Cuộc đổ bộ vào Vịnh Con Lợn

Trong ảnh là các lính gác giám sát các thành viên của "Lữ đoàn Tấn công 2506" sau khi bị tóm gọn tại Vịnh Con Lợn vào tháng 4/1961.


Vào tháng 4/1961, CIA đă lên kế hoạch lật đổ chính quyền của Cuba và định thay thế bằng một chính quyền khác cùng với sự giúp đỡ của những người Cuba lưu vong. Nỗ lực này đă thất bại khi một trận không kích nhằm vào không quân Cuba đă không thành, và "Lữ đoàn tấn công 2506" gồm 1400 người đă bị quân đội Cuba tấn công ngay khi đáp vào duyên hải phía nam của đất nước. Cuộc đổ bộ vụng về này đă phá hỏng quan hệ Mỹ - Cuba. Các tài liệu của CIA sau đó công bố cơ quan này cho rằng Tổng thống John F. Kennedy từng nói có thể sẽ ủy thác cho quân đội Mỹ tấn công nếu như tất cả các phương án khác thất bại, tổng thống cũng không bao giờ đưa ra một nhận định nào bày tỏ nghi ngờ liệu rằng chiến dịch này có thể thành công mà không cần tới sự hỗ trợ của quân đội Mỹ -- Kennedy tất nhiên là không bao giờ có ư định đưa ra hỗ trợ này.

(Sử gia Piero Gleijeses đă ví CIA và Kennedy như những con thuyền mất hút trong đêm). CIA cũng không có bất kỳ sự trợ giúp nào trong một năm sau đó v́ nghĩ rằng Liên Xô có vẻ như không hề thiết lập bất kỳ hệ thống tên lửa tấn công nào tại Cuba trong một báo cáo phát hành một tháng trước Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, dù cho sau đó cơ quan này đă bù lấp một chút bằng tấm ảnh chụp vội về các khu vực tên lửa của Cuba.

Chiến dịch Tết Mậu Thân

Trong h́nh là quân đội miền Bắc trên đường vào Huế trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968.


Vào ngày 31/1/1968, trong suốt dịp Tết Âm lịch năm Mậu Thân, lực lượng quân đội miền Bắc Việt Nam khiến cho quân đội Mỹ choáng váng với một chiến dịch tấn công quy mô vào miền Nam. Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân được cho là trận đánh có tính chất quyết định nhất của Việt Nam. Mỹ hoàn toàn vỡ mộng với cuộc chiến tại đây, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đă phải chuyển hướng và tập trung vào việc giảm dần quân Mỹ tại Việt Nam. Một cuộc điều tra ngay sau đó đă kết luận: các quan chức quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng ḥa cùng với các nhà phân tích thông tin t́nh báo đă thất bại trong việc dự đoán về "cuộc tấn công dữ dội, có sự phối hợp, và đúng lúc" của quân đội miền Bắc - bất chấp nhiều dấu hiệu cảnh báo trước đó.

Người quản lư thư viện Hải quân Glenn E. Helm lưu ư rằng các nguyên nhân như việc coi thường thu thập thông tin t́nh báo, các rào cản ngôn ngữ, và không nắm được chiến lược của đối phương đă đóng các vai tṛ quan trọng trong thất bại t́nh báo này.

Cách mạng Iran

Trên h́nh là những người biểu t́nh Iran đang giơ cao h́nh ảnh của Ayatollah Khomeini vào ngày 1/1/1979 trong cuộc tuần hành ở Tehran nhằm chống lại nhà vua.


Trong tháng 8/1978 - 6 tháng trước khi Shah Mohammed Reza

Pahlavi - một nhân vật được Mỹ hậu thuẫn - bỏ trốn khỏi Iran, CIA đă đưa ra một tuyên bố ít người biết, rằng "Iran hiện giờ không ở trong t́nh trạng của một cuộc cách mạng, hay thậm chí là tiền khởi nghĩa". C̣n giờ như chúng ta đều biết, Ayatollah Ruhollah Khomeini đă lên nắm quyền trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, mở ra một mối bất ḥa giữa Iran và Mỹ và kéo dài cho tới tận ngày nay. Theo Gary Sick - một thành viên trong Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống Jimmy Carter, Mỹ đă thu hẹp lại thông tin t́nh báo thu thập được bên trong Iran trước khi khởi nghĩa nổ ra để thể hiện sự tôn kính với Vua Iran. Điều này khiến cho các quan chức Mỹ coi nhẹ sự oán hận dân cao của người dân Iran đối với nhà vua và với Mỹ, đồng thời đánh giá không đúng tầm thực lực của phe đối lập khi lật đổ nhà vua.

Bên cạnh đó, một báo cáo của Đại học Georgetown hồi năm 2004 đă chỉ ra rằng mạng lưới t́nh báo Mỹ từng cảnh báo về quyền lực ngày càng suy yếu của nhà vua Iran và lực lược tôn giáo đối lập đang mạnh lên, và rằng đấu tranh chính trị và việc chính quyền Carter dính líu vào các cuộc đàm phán ḥa b́nh với Ai Cập - Israel đă thổi bùng thêm sự căm ghét của Iran đối với Mỹ.

Liên Xô đổ bộ vào Afghanistan

Trong ảnh là các trẻ em Afghanistan vẫy cờ Afghanistan và cờ Liên Xô ở gần thủ đô Kabul vào ngày 15/5/1988 khi quân đội Nga bắt đầu rút khỏi Afghanistan.


Mỹ hoàn toàn bất ngờ với việc Liên Xô tiến quân vào Afghanistan hồi tháng 12/1979. Mạng lưới thông tin t́nh báo của Mỹ đă cho rằng điều này khó có thể xảy ra v́ việc này sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền của Liên Xô, nhưng không ngờ thực tế diễn biến ngược lại với cách họ vẫn nghĩ. Cựu quan chức t́nh báo CIA Douglas MacEachin nhớ lại chỉ vài ngày sau cuộc đổ bộ, có một câu đùa mỉa mai sai lầm này lan truyền khắp cơ quan t́nh báo rằng: "các nhà phân tích đă hiểu đúng, chỉ có Liên Xô đă nhầm".

Trong cuốn sách "CIA và Văn hóa Sai lầm", John Diamond thừa nhận rằng cơ quan này đă không thể dự đoán được cuộc đổ bộ măi cho tới sát lúc sự việc diễn ra.
  • Lê Thu (theo FP)

Last edited by woaini1982; 01-18-2012 at 02:45.
woaini1982_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	8
Size:	38.5 KB
ID:	351587
Old 01-18-2012   #2
woaini1982
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
woaini1982's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Posts: 24,000
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 41
woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1
Default

Những thất bại bẽ bàng nhất của t́nh báo Mỹ(II)

Điều đặc biệt là những thất bại này đều liên quan tới các sự kiện làm thay đổi cục diện thế giới.

Cuộc chiến trong Lễ sám hối của người Do Thái


Ariel Sharon hội ư với quan chức lănh đạo quân đội Haim Bar Lev và người sau này làm Bộ trưởng Quốc pḥng Israel Moshe Dayan tại Sinai vào ngày 17/10/1973 trong suốt cuộc chiến trong những ngày lễ sám hối.

Trong khi CIA phân tích chính xác Cuộc chiến 6 ngày giữa Israel và các nước Ả Rập trong năm 1967, cơ quan này lại không hề có chút thông tin ǵ 6 năm sau đó khi các lực lượng của Ai Cập và Syria cùng tiến hành tấn công vào Israel ở Sa mạc Sinai và Cao nguyên Golan trong suốt những ngày lễ sám hối của người Do Thái.

Cuộc xung đột này kết thúc với lệnh ngừng bắn vào tháng 10/1973, đây cũng là phép thử cho quan hệ Mỹ - Nga và đẩy cuộc xung đột Ả Rập - Israel trở thành ưu tiên hàng đầu trong chương tŕnh nghị sự chính sách đối ngoại của Washington.

Các tài liệu do Pḥng Lưu trữ An ninh Quốc gia của Đại học George Washington thu thập cho thấy cơ quan t́nh báo Israel tin rằng lực lượng quân sự của đất nước này có thể ngăn chặn các nước Ả Rập láng giềng khởi động một cuộc chiến, và các quan chức t́nh báo Mỹ cũng cho rằng điều này hợp lư.

Vào ngày chiến tranh bắt đầu, một thư báo của Hội đồng An ninh Quốc gia lưu ư rằng các cố vấn của Liên Xô đă rút khỏi Ai Cập và Israel đang lường trước được một cuộc tấn công do Ai Cập và Syria đang có những động thái quân sự, nhưng nói thêm rằng các cơ quan t́nh báo Mỹ đang nói giảm nói tránh về khả năng Ả Rập tấn công Israel" và "thiên về một cách giải thích khác về một cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Liên Xô và Ả Rập".

Liên Xô sụp đổ


Trong h́nh, ông Gorbachev đọc tuyên bố từ chức tại Moscow vào ngày 25/12/1991 trước khi xuất hiện trên truyền h́nh để trao lại chức vụ này cho Tổng thống Nga Boris Yeltsin và giải tán Liên bang Xô Viết.

Những suy đoán thông thường của mạng lưới t́nh báo Mỹ đă không thể dự đoán được việc Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, trong khi điều này có thể được linh cảm khi Tổng thống Mikhail Gorbachev tiến hành cải tổ, nền kinh tế đ́nh đốn, một loạt các quốc gia ở Đông-Trung Âu sụp đổ và các phong trào đ̣i độc lập của một số quốc gia trong cộng đồng.

Từ sự việc này, đài BBC gần đây có lưu ư lại: "Ví dụ từ việc Liên Xô sụp đổ đă cho thấy vấn đề là thông tin t́nh báo thu thập đều theo hướng trái ngược lại: họ có thể nh́n vào các tên lửa, ước tính sản lượng của các nhà máy vũ khí, vân vân. Nhưng các động lực chính trị và xă hội trong một xă hội lại khó đoán định hơn".

Ấn Độ thử hạt nhân


Các binh sĩ Ấn Độ bước trên băi đất vào ngày 20/5/1998 khi họ tuần tra khu vực Shakti-1 gần New Delhi nơi thử nghiệm hạt nhân 9 ngày trước đó.

Vào tháng 5/1998, CIA cũng không hề biết ư định của Ấn Độ thực hiện các vụ thử hạt nhân dưới ḷng đất. Richard Shelby - người sau này trở thành chủ tịch của Ủy ban T́nh báo Thượng viện - đă gọi đây là "một thất bại to lớn của nước Mỹ trong việc thu thập thông tin t́nh báo". Cơ quan t́nh báo Mỹ đă vớt vát phần nào chỉ 2 tuần sau đó khi họ cảnh báo rằng Pakistan cũng đang chuẩn bị thực hiện các vụ thử hạt nhân của họ vào ngày 28/5/1998.

Lúc đó, tờ Washington Post đưa tin rằng vệ tinh do thám của Mỹ đă t́m thấy bằng chứng rơ ràng về việc Ấn Độ chuẩn bị thử hạt nhân 6 giờ trước khi vụ thử diễn ra, nhưng các nhà phân tích thông tin t́nh báo Mỹ phụ trách việc giám sát chương tŕnh hạt nhân của Ấn Độ lại ... vắng mặt. Thay vào đó, sáng hôm sau, họ phát hiện ra các h́nh ảnh này khi vụ thử nghiệm đă diễn ra.

Vụ khủng bố 11/9


Ṭa tháp đôi bị cháy sau khi hai chiếc máy bay đâm vào ngày 11/9/2001 tại New York. Trong bản báo cáo về vụ tấn công 11/9/2001, Ủy ban 11/9 nhấn mạnh rằng mạng lưới t́nh báo - quay cuồng trong "cả núi ưu tiên, ngân sách eo hẹp, cấu trúc lỗi thời, và các ḱnh địch nội bộ" - đă không thể bao quát được nguy cơ toàn cảnh của "mạng lưới khủng bố xuyên quốc gia" xuyên suốt những năm 1990 cho tới sự kiện 11/9.

Đáp lại các lưu s của Ủy ban 11/9, Quốc hội Mỹ đă bổ nhiệm một giám đốc t́nh báo quốc gia và Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia để thu thập thông tin t́nh báo.

Một cựu chuyên gia phân tích thông tin t́nh báo của CIA Paul Pillar từng viết rằng các quan chức t́nh báo đă bỏ sót thông tin về vụ tấn công 11/9 nhưng không bỏ qua mối đe dọa về al Qaeda. CIA đă thiết lập một đơn vị chỉ tập trung vào Osama bin Laden vào cuối những năm 1990 và Tổng thống Bill Clinton đă tiến hành các chiến dịch bí mật chống lại al Qaeda.

Báo cáo ngắn gọn của mạng lưới t́nh báo vào tháng 2/2001 về các mối đe doạn toàn cầu đă coi mạng lưới khủng bố của bin Laden là "mối đe dọa trực tiếp nhất và nghiêm trọng" đối với nước Mỹ, có khả năng "lên kế hoạch nhiều cuộc tấn công với rất ít hoặc không có cảnh báo nào".

Cuộc chiến Iraq


Ông Powell cầm trên tay một mẫu vi khuẩn khô của bệnh than mà ông cho rằng Saddam Hussein có đủ để "đổ đầy hàng triệu th́a uống trà". Và ông nói thêm "Saddam Hussein thậm chí c̣n không hề báo cáo về một th́a vi khuẩn gây chết người này". Vào tháng 2/2003, xuất hiện trước Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc để tŕnh bày về vấn đề Iraq, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell tuyên bố rằng các cáo buộc của ông về các vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq (WMD) dựa trên "thông tin t́nh báo vững chắc".

Trên thực tế, dự đoán thông tin t́nh báo vào tháng 10/2002 đă kết luận rằng Iraq đang tiếp tục chương tŕnh WMD và có thể chế tạo vũ khí hạt nhân "chỉ trong thời gian từ vài tháng đến một năm" nếu như họ có các nguyên liệu cần thiết. Nhưng Mỹ lại chẳng bao giờ t́m thấy các bằng chứng đó sau khi họ đem quân vào Iraq. Tổng thống Mỹ George W. Bush đă gọi thất bại t́nh báo này là "điều đáng tiếc nhất" của ông.

Nhưng, một điều chưa rơ là những sai lầm như vậy phải bị lên án như thế nào mới đủ khi nó đối lập với các nhà hoạch định chính sách. Năm 2004, tờ Washington Post đưa tin rằng Tổng thống Bush và các cố vấn cấp cao của ông đă "phớt lờ rất nhiều thông tin cảnh báo và hạn định" trong một báo cáo t́nh báo tháng 10/2002 khi họ nhất quyết phải gây sức ép lên kế hoạch chiến tranh. Chẳng hạn, các nhà phân tích cho rằng Saddam Hussein có thể sẽ không sử dụng WMD hay là trao các vũ khí này chho các nhóm khủng bố trừ khi Iraq bị xâm lược.

Tờ New York Times đưa tin các quan chức cao cấp trong chính quyền Bush cũng huyên hoa về các máy ly tâm hạt nhân của Iraq dù cho các chuyên gia hạt nhân nghi ngờ về điều này.

Lê Thu (theo FP)
woaini1982_is_offline  
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 22:21.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12087 seconds with 14 queries