Heo quay thuê cúng Bà chỉ được mượn “xác”, không được cắm nhang lên đầu, cắm dao lên lưng heo (một nghi thức cúng tế), không được “biếu” cho nhà chùa hay “thỉnh” lộc mang về.
Hàng năm, bắt đầu từ mùng 5 Tết trở đi, việc viếng bà Chúa Xứ Núi Sam, thị xă Châu Đốc, tỉnh An Giang là một trong những tín ngưỡng tâm linh thu hút khách thập phương. Song, nơi này hiện vẫn c̣n nhiều “hạt sạn” gây phiền du khách.
Từ miếu thật, miếu giả...
Mặc dù Bộ Văn hoá chỉ công nhận xếp hạng bốn danh thắng cấp quốc gia là: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu và chùa Hang cho cả quần thể núi Sam, trong đó, Miếu Bà có từ năm 1820, kiến trúc kiểu chữ “quốc” đẹp và tôn nghiêm mà hàng năm người dân địa phương đă tổ chức lễ hội cấp quốc gia.
Cổng vào Miếu bà Chúa Xứ
Song hiện c̣n có rất nhiều am, miếu "tự phát" khiến nhiều người lần đầu đến đây đều bị nhầm tưởng là chùa, am “xịn”.
Một trong hàng chục ngôi chùa quanh chân núi Sam
Nhiều nhà dân nơi này xây dựng theo kiến trúc am, miếu có tượng Phật, gian thờ rồi mở “dịch vụ” xem bói, cúng giải hạn.
Nhà dân được "biến" thành am, miễu
Mỗi căn chia làm 2 khu có trang thờ lớn. Mỗi khu kê 4-5 chiếc bàn nhỏ. Các“sư thầy”mặc đồng phục bà ba xanh, chải chuốt bóng loáng. Ở gian thờ chính, các bàn nhỏ đều có “sư thầy”và thân chủ ngồi xem bói.
… Bát nháo dịch vụ từ heo quay, đồ cúng
Tiếng là chốn linh thiêng, nhưng vừa vào đến cổng chùa Bà đă có cả chục loại “c̣” bao quanh tứ phía. Đáng chú ư nhất là “c̣” heo quay.
Các '"c̣" đang thực hiện dịch vụ đồ cúng lễ cho khách hành hương
Quanh chùa Bà, bất kỳ chỗ nào cũng có “c̣” dắt mối heo quay để khách mua hoặc thuê cúng. Mỗi con đường chính quanh núi đă có khoảng chục ḷ heo quay chuyên nghiệp. Chỉ cần “alô” đặt trước 1 giờ là có hàng với giá 220.000 đồng/kg, “Bao luôn thủ tục trả lễ”. Nếu thuê một con cúng khuya giá chỉ 300.000 đồng. Nhưng nếu sáng sớm, th́ có giá khác.
Nhiều con heo quay được thuê để cúng vía Bà
Heo quay thuê cúng Bà chỉ được mượn “xác”, không được cắm nhang lên đầu, cắm dao lên lưng heo (một nghi thức cúng tế), không được “biếu” cho nhà chùa hay “thỉnh” lộc mang về. Cứ thế, một con heo quay có khi trong ngày qua tay hơn chục khách thuê, bởi việc cúng xoay tour (5 phút) như vậy là việc thường t́nh nơi này. Anh Cảnh, bảo vệ khu vực chánh điện chùa Bà đă 18 năm qua “bật mí”, ngày cao điểm có khi khách cúng cả ngàn con.
Ngoài dịch vụ trên, quanh việc cúng tế c̣n có đủ mọi thứ cho một cuộc hành hương từ: vàng mă, kim ngân, cây tài lộc, quà bánh và cả dịch vu: đốt nhang thuê, thuê mặc áo cho Bà, đội mâm đồ cúng thuê...“Cúng 3 tháng th́ mua 6 kg gạo và 6 kg muối, gạo 20.000 đồng/kg, muối 10.000 đồng/kg...”. Đây chính là mánh của những kẻ dụ người đi chùa nhẹ dạ để họ bán gạo, muối với giá đắt.
Cảnh giác với dịch vụ đồ cúng giá cao
Chưa hết, trong lúc khách đang cúng, các tay “phó nháy” đưa máy sẵn sàng bấm nếu thấy khách “cười cười”, không cần biết đến chất lượng ảnh rơ hay mờ, nhưng khách vẫn phải nhận với giá 15.000 đồng/kiểu và nếu khách không yêu cầu dừng th́ sẽ bị “chơi” luôn vài chục tấm đủ kiểu.
Hàng chục "phó nháy" sẵn sàng lia máy, đếm h́nh
Ngoài ra, t́nh trạng mua bán hàng hóa tràn ra cả ḷng lề đường, gây mất trật tự an toàn giao thông. Nhiều mặt hàng bày bán kém chất lượng, hàng giả… nhưng giá được “hét” hết cỡ. Vào các gian hàng này, nếu không dọ giá trước khách rất dễ “cháy túi”. Và nếu hỏi mà không mua là sẽ có ngay tiếng chửi thề tống tiễn...
Hàng hóa kém chất lượng bày bán tràn lan, nhất là "thuốc nam"
Vừa lên đến đỉnh núi, chúng tôi liền bị “c̣” chim phóng sinh gạ giá 10.000 đồng/con, thả bao nhiêu tính bấy nhiêu. Tuy nhiên, đă có nhiều người bị những người bán chim nơi đây gian lận, khách thả một con bị “hô biến” thành 4-5 con, khiến xảy ra nhiều trận căi vă gây mất trật tự nơi tôn nghiêm, mà phần thua luôn thuộc về khách.
Đến thức ăn, pḥng trọ
Thị xă Châu Đốc và khu vực núi Sam có khoảng hơn 130 khách sạn, nhà nghỉ với sức chứa khoảng 3.000 người. Nhà nghỉ b́nh dân giá 120.000 đồng/2 người/pḥng quạt. Khách sạn giá từ 180.000 - 300.000 đồng/pḥng. Vào mùa cao điểm lượng khách quá đông, ngoài hệ thống nhà nghỉ đẩy giá cao gấp 3-4 lần th́ khách c̣n phải chịu ăn uống, giải khát với giá “cắt cổ”. Riêng nhà dân, vơng dù treo khắp nơi cho thuê phục vụ khách nghỉ đêm 20.000 đồng/người, tắm 5.000 đ/người.
Hơn trăm khách sạn, nhà nghỉ dưới chân núi Sam
Nếu không thuê bên ngoài, bên trong Miếu Bà ban quản lư có bố trí cho người ngủ lại với giá 5.000 đồng/người/24giờ và được tắm miễn phí 2 lần. Đệm, chiếu cứ trải ra đất và mọi người chen nhau nằm. Chuyện mất mát, căi cọ nhau... là điều không tránh khỏi.
Nơi nghỉ giá rẻ bên trong Miếu Bà
Dọc các tuyến đường dưới chân núi Sam có hàng trăm hộ bán quán. Cơm chay, tàu hủ chiên (kho), su su xào giá 25.000 đồng/phần. Cơm mặn với sườn cốc lết, rau; thịt kho hột vịt 35.000 đồng/dĩa. Do trước đây có người uống trà đá, ăn cơm b́nh dân mà phải trả gần 100.000 đồng, nên chính quyền địa phương buộc các quán ăn phải niêm yết giá công khai. Tuy nhiên, một số quán vẫn “xé rào” thu giá tùy thích.
Cẩn thận khi mua chim phóng sinh
Lễ hội vía Bà chúa Xứ núi Sam là lễ hội cấp quốc gia đă có hơn 200 năm. Theo số liệu của Sở Du lịch An Giang, năm 2011 trên 3,5 triệu lượt người đến đây hành hương với số tiền hỷ cúng tại miếu Bà chúa Xứ lên đến hàng chục tỷ đồng.
Thế nhưng, t́nh trạng “hành” khách của các “c̣” vẫn c̣n tiếp diễn, làm cho khách hành hương có tâm trạng hưởng lộc từ Bà ở đâu chưa thấy, trước mắt bị “hành” từ ngoài đường vô tới chánh điện.
PV đặt vấn đề này với chính quyền địa phương, ông Huỳnh Văn Đường, Phó Chủ tịch UBND thị xă Châu Đốc, Trưởng ban Chỉ huy lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam năm 2012 cho biết, sẽ chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác giữ ǵn an ninh trật tự, kiên quyết không để phát sinh các tệ nạn như: mê tín dị đoan, mua bán gian lận, c̣ mồi đeo bám du khách đến viếng và tham quan, nhằm xây dựng môi trường văn hoá du lịch, văn minh thương mại trong khu du lịch Núi Sam.
Theo
infonet