Nhiều người Việt sang Australia muốn hưởng quy chế thường trú nhân (PR) rồi trở thành công dân xứ sở chuột túi trong khi có những người Úc gốc Việt định cư lâu năm ở Australia th́ lại muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Tự hào là công dân Australia
“Từ nay trở đi, có Chúa chứng giám, tôi thề trung thành với đất nước và nhân dân Úc. Tôi sẽ chia sẻ niềm tin dân chủ với họ. Tôi sẽ tôn trọng quyền lợi và quyền tự do của họ và tôi sẽ tôn trọng và chấp hành luật pháp của họ”.
Đó là đoạn tuyên thệ ḷng trung thành tại buổi lễ nhập tịch của bất cứ người nhập cư nào xin nhập quốc tịch Australia (mọi người có quyền chọn nói hay không câu “có Chúa chứng giám”).
Đă nhiều năm trôi qua, chị Michelle Trần, người sang Melbourne, Australia, từ năm 1987 và trở thành công dân nước này không lâu sau đó, vẫn c̣n nhớ như in đoạn tuyên thệ này.
“Cảm giác của tôi lúc đó rất mănh liệt và tôi đă rơi nước mắt”, chị Michelle Trần hồi tưởng. “Không khóc sao được khi đến một xứ sở mới, được cưu mang giúp đỡ hầu như mọi thứ để làm lại từ đầu. Tôi như được sinh ra lần thứ hai”.
Chị Michelle Trần nói chị “tự hào và măi măi hạnh phúc khi là một công dân Australia”.
C̣n chuyên viên kế toán Patrick Phan ở Footscray th́ kể: “Mặc dù bao giờ cũng ‘vạn sự khởi đầu nan’ nhưng những người Việt trở thành công dân Australia được hưởng những quyền lợi quan trọng như được trợ cấp nuôi dạy con cái và nếu thất nghiệp cũng xin được trợ cấp sống qua ngày trong lúc t́m kiếm công việc mới”.
Ông Phan cũng nói bố mẹ cao tuổi lẫn con cái c̣n đi học của ông “có thể không hoặc chưa nhận thức việc trở thành công dân Australia ở một số khía cạnh sâu sắc như về ‘ḷng trung thành và sự tận tụy’, về ư thức đóng góp hữu hiệu cho đất nước thông qua quá tŕnh dân chủ thể chế như được ứng cử hay bầu cử vào quốc hội...”
Tuy nhiên, “họ đều được miễn phí hoặc giảm tối đa về phí tổn y tế, tận hưởng những ưu đăi, giảm giá khi dùng các phương tiện vận chuyển công cộng như tàu, xe bus... và cảm thấy Australia là một quốc gia giàu mạnh, có hệ thống phúc lợi chăm sóc cho người dân quá tốt và nhân bản”.
“Họ có thể yêu Australia từ những thực tế đời thường đó”, chuyên viên Phan nói.
Không từ bỏ quốc tịch Việt Nam
Đối với những người Việt sang Australia giai đoạn gần hơn (khoảng trên dưới 10 năm trở lại đây), th́ mong muốn trở thành công dân Australia, sử dụng hộ chiếu Australia để dễ dàng đi lại giữa các nước trên thế giới.
“Sau mười năm ăn học và làm việc ở Australia th́ tôi đă có quốc tịch và hộ chiếu Australia. Nhờ vậy tôi đi sang Mỹ làm việc thường xuyên và thuận lợi hơn”, Trí Dương, một cựu sinh viên Đại học Monash (Melbourne), cho biết.
Nhưng Trí Dương nói anh vẫn c̣n giữ hộ chiếu Việt Nam. “Từ năm 2005 đến nay tôi thường xuyên về Việt Nam làm việc cũng như sống với gia đ́nh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi không có ư định từ bỏ quốc tịch Việt Nam”.
Tương tự, Châu Nguyễn, cựu du học sinh Đại học Central Queensland Sydney (CQU) cho biết cô đă vượt qua kỳ thi nhập tịch và sẽ chính thức trở thành công dân Australia vào tháng 2 tới nhưng “tôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam”.
“Đă sống lâu trên đất Australia và hội đủ điều kiện nên tôi xin nhập quốc tịch. Tuy nhiên, tôi dự định khi có quốc tịch rồi th́ sẽ quay về Việt Nam sống và làm việc thường xuyên hơn”.
“Bố mẹ tôi vui mừng khi biết tôi có quốc tịch Australia nhưng đồng thời cũng muốn trao lại cho tôi gánh vác việc làm ăn của gia đ́nh ở Việt Nam nên họ muốn tôi giữ hai quốc tịch”.
Mong muốn có hai quốc tịch
Những năm gần đây, chuyên viên Patrick Phan thường xuyên trở về Việt Nam để đầu tư kinh doanh nhỏ và riêng ông bắt đầu có ư định xin nhập tịch Việt Nam trở lại.
“Tôi đă xin được giấy miễn thị thực giá trị 5 năm để vào Việt Nam thường xuyên mà không phải xin visa. Điều này rất thuận lợi cho công việc đi lại và kinh doanh của tôi. Tuy nhiên, tôi cảm thấy ḿnh sẽ c̣n thuận lợi hơn nữa khi xin nhập tịch Việt Nam”, ông Phan cho biết.
Ông Trần Bá, một người am hiểu luật pháp và các chính sách ở Việt Nam, đang làm việc tại Footscray, cho biết: “Sau nhiều thập niên sống tại Australia, nhiều người gốc Việt muốn được nhập quốc tịch Việt Nam trở lại”.
Những người này, theo ông Bá, hoàn toàn không phải là họ bất măn hay thất vọng với Australia mà là họ “đă và đang có những mối liên hệ với quê nhà như đầu tư, hợp tác làm ăn kinh tế hoặc muốn về ở hẳn Việt Nam sống bên cạnh bà con, ḍng họ và vui thú với quê cha đất tổ sau bao năm xa cách. Họ có thể chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam”.
“Trong chuyến trở về Việt Nam gần nhất, tôi nhận thấy đây là thời điểm tốt để mua nhà cửa đầu tư bất động sản, đồng thời cũng là ‘của để dành’ sau này, nếu có về Việt Nam sống thường xuyên th́ cũng có nhà để ở. Tôi muốn đứng tên là chủ căn hộ v́ ở Việt Nam cũng khó mà t́m ra ai đứng tên giùm nên tôi nghĩ tới chuyện nhập tịch Việt Nam”, một chủ cửa hàng kinh doanh điện thoại lớn ở vùng Sunshine đề nghị không nêu đích danh, nói.
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 cho phép công dân nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam. Đồng thời, những người xin nhập quốc tịch Việt Nam song vẫn muốn giữ quốc tịch gốc của họ th́ làm đơn xin theo mẫu do Bộ Tư pháp Việt Nam quy định. “Họ cần cam kết việc giữ quốc tịch nước ngoài không cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam”, ông Bá cho biết.
Ông Bá kể rằng “ngày càng có nhiều bạn bè hỏi tôi về cách xin nhập quốc tịch Việt Nam" và nhận định: "Đây có thể là một xu hướng phổ biến trong tương lai. Điều này, suy cho cùng sẽ có lợi cho cả Australia và Việt Nam cũng như sự bang giao giữa hai nước”.
Nguồn: Bayvut