Quyết định của Mỹ rời quân từ Nhật Bản đến Guam được coi là một phần tất yếu của chiến lược điều chỉnh các lực lượng Mỹ tại Thái B́nh Dương. Sau Nhật Bản, có tin Washington sẽ tái bố trí quân sang Australia, Hawai, Philippines và Hàn Quốc.
Các quan chức Philippines không giấu giếm ư muốn sẵn sàng đón tiếp các tàu chiến và máy bay do thám Mỹ.
Điều khiến dư luận quan tâm
Giới chức Nhật và Mỹ ngày 8/2 đă đạt được một thỏa thuận về kế hoạch quân sự đă bị đ́nh đốn từ rất lâu, trong đó hai bên đồng ư tách riêng vấn đề di chuyển sân bay Futenma của Thủy quân lục chiến Mỹ trong tỉnh Okinawa (phía nam nước Nhật) và việc chuyển quân lính ra khỏi tỉnh này. Việc chuyển quân sẽ được thực hiện trước.
Như vậy là Tokyo và Washington đă đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi kế hoạch tái bố trí lực lượng Mỹ tại Nhật Bản. Hai bên hy vọng thỏa thuận này sẽ khai thông được bế tắc vẫn được các giới chức của cả hai nước xem xét từ nhiều năm nay mà chưa t́m được một giải pháp.
Điều khiến dư luận đặc biệt chú ư là thỏa thuận Mỹ sẽ thực hiện di chuyển quân tới đảo Guam bất chấp vấn đề tái bố trí căn cứ không quân Futenma tại Okinawa hiện vẫn bế tắc.
Hai bên đă thảo luận việc di dời gần 4.700 Thủy quân Lục chiến Mỹ (tức là thấp hơn nhiều con số 8.000 như kế hoạch mà hai nước kư năm 2006) từ căn cứ Futenma ở Okinawa đến đảo Guam - một lănh địa của Mỹ trong Thái B́nh Dương. Số quân Mỹ c̣n lại sẽ được chuyển đến một căn cứ không quân có sẵn của thủy quân lục chiến tại Iwakuni, trong nội địa của Nhật Bản, cũng như những nơi khác trong khu vực Thái B́nh Dương, trên cơ sở luân phiên.
Mặc dù giảm bớt qui mô di chuyển quân xuống c̣n 4.700 quân so với kế hoạch 8.000 quân nhưng kế hoạch lần này cũng thể hiện rơ ư đồ nâng cao năng lực tác chiến hiện tại của lực lượng Mỹ tại Guam.
Hai chính phủ đă xác định rơ rằng, Mỹ sẽ tiếp tục duy tŕ khoảng 10.000 lính thủy đánh bộ ở Okinawa nhằm mục đích ngăn ngừa các hành động khiêu khích quân sự, theo thỏa thuận song phương năm 2006.
Mỹ có khoảng 47.000 binh sĩ tại Nhật Bản, hầu hết trên đảo Okinawa. Nhiều cư dân trên đảo phản đối sự hiện diện của những căn cứ Mỹ, nói rằng những căn cứ này gây tiếng ồn, ô nhiễm và tội phạm.
Mục tiêu chính của Mỹ?
Đảo Guam có vai tṛ quan trọng trong chiến lược của Mỹ tại khu vực. Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 7/2 đă tuyên bố Mỹ sẽ sớm di chuyển quân từ Okinawa tới đảo này để biến nơi đây thành một căn cứ chiến lược.
Báo chí Nhật Bản cho rằng kế hoạch quân sự mới của Mỹ có thể sẽ có ảnh hưởng lớn đến chính sách pḥng vệ của Nhật Bản. Truyền thông trong nước cũng dành thời lượng lớn phân tích mục đích của Mỹ đằng sau thỏa thuận này. Phần lớn ư kiến cho rằng lư do đầu tiên của việc Mỹ muốn nhanh chóng di chuyển quân tới đảo Guam là nhu cầu cấp bách sớm tái bố trí lực lượng Mỹ tại khu vực châu Á-Thái B́nh Dương để đối phó với sực lớn mạnh của quân đội Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn đài NHK, Giáo sư Morimoto Satoshi, chuyên gia về các vấn đề an ninh, ở trường Đại học Takushoku, phân tích: “Có thể nói rằng động thái mới nhất này cho thấy là Mỹ đă bắt đầu thực hiện chiến lược để đối phó với Trung Quốc, nước hiện đang t́m cách mở rộng ảnh hưởng ở vùng biển châu Á-Thái B́nh Dương”.
Theo ông, từ trước tới nay, Mỹ tập trung triển khai lực lượng thủy quân lục chiến ở tỉnh Okinawa, cực Nam Nhật Bản. Trong khi đó, chiến lược mới nhằm phân tán quân trên một khu vực trải rộng ở vùng châu Á-Thái B́nh Dương, như Hawaii, Guam, Australia và Philipines.
“Chiến lược này là nhằm củng cố năng lực triển khai quân, là một phần trong nỗ lực làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông và Biển Đông và một số nơi khác trên vùng biển khu vực”, ông Satoshi khẳng định.
“V́ thế, Mỹ đang hy vọng hợp tác với các nước đồng minh và bạn bè trong vùng để xây dựng một mạng lưới châu Á-Thái B́nh Dương, chống lại Trung Quốc. Đây là một trong những mục tiêu của việc tổ chức lại quân đội”.
Theo tờ Asahi, trong Chiến lược quân sự mới được công bố hồi tháng 1/2012, cán cân sức mạnh tại khu vực đang dần bị phá vỡ với sự trỗi dậy của Trung Quốc, đ̣i hỏi Mỹ phải sớm thực hiện việc tái bố trí lực lượng nhằm đối phó kịp thời với nguy cơ này. Mỹ sẽ phải cắt giảm số lượng lớn lực lượng lục quân nhưng đồng thời phải tăng cường triển khai quân tại khu vực trong bối cảnh có nhiều áp lực về cắt giảm ngân sách quốc pḥng.
Hăng tin Pháp AFP cùng ngày hôm qua đồng ư với ư kiến này. Tin cho biết ngoài đảo Guam, Mỹ cũng sẽ triển khai quân tới một số địa điểm khác như Hawaii, Australia, Philippines và Hàn Quốc.
Hăng tin AP cũng b́nh luận: “Quyết định rút quân từ Okinawa đến Guam được coi là một phần thiết yếu của việc điểu chỉnh lại các lực lượng Mỹ trong khu vực Thái B́nh Dương trong bối cảnh Trung Quốc đang chứng tỏ sức mạnh quân sự ở khu vực”.
Nhiều ư kiến từ trong nước Mỹ cho rằng hiện nay, chính quyền Obama đang phải đối mặt với áp lực đ̣i cắt giảm chi phí của Quốc hội. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ vẫn đang t́m cách tăng cường sự hiện diện quân sự của ḿnh ở châu Á, chủ yếu nhằm đối phó với sự tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Mỹ có kế hoạch biến Guam thành một trung tâm an ninh khu vực để tăng cường sự phân bổ về mặt địa lư và khả năng hoạt động của quân đội nước này.
Từ Okinawa đến Manila?
Theo nguồn thạo tin, đề nghị giấu tên, nói với tờ Washington Post, Tổng thống Mỹ đồng ư về kế hoạch bố trí 4.700 quân ở Okinawa đến Guam khi ông cắt bớt chi phí trong kế hoạch tiêu tốn tới 21,1 tỷ USD để mở rộng sự hiện diện của quân đội trên ḥn đảo này. Mỹ cũng sẽ luân chuyển gần 4.000 quân ở Okinawa qua Australia, Philippines và Hawaii.
Trong khi đó, báo chí Philippines ngày 8/2 cho rằng việc di chuyển hàng ngh́n trong số 8.000 quân Mỹ đóng ở Okinawa (Nhật Bản) đến Philippines không phải là không có khả năng. Lư do mà báo chí tại Manila đưa ra là căn cứ vào đề xuất có từ năm 2003 của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc bố trí 47.000 lính Mỹ ở Nhật Bản rải rác ở Guam, Australia và Philippines trong trường hợp chính phủ Nhật Bản chấm dứt hiệp ước quân sự với chính phủ Washington.
Theo giới phân tích Philippines, Philippines đang được để mắt đến như một trong những nước Mỹ sẽ triển khai quân từ Okinawa v́ vị trí chiến lược của nước này ở châu Á và Thái B́nh Dương – một vị trí sẽ giúp củng cố hơn nữa pháo đài của Mỹ đối phó với những sức mạnh quân sự ngày càng lớn như từ Trung Quốc và Triều Tiên.
Tin tức từ Manila cũng cho rằng có khả năng Philippines sẽ cho hồi sinh các căn cứ quân sự Philippines-Mỹ từng có một thời. Lư do là những căn cứ này sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để cho phép Philippines cho đồn trú một số lượng lớn binh sĩ Mỹ - những binh sĩ sẽ được bố trí lại trong trường hợp Nhật Bản chấm dứt thỏa thuận quân sự với Mỹ và chuyển hết 47.000 quân khỏi đảo Okinawa.
Trước đó, đă có tin Tổng thống Benigno Simeon Aquino III hiện đang thảo luận với chính phủ Mỹ về việc mở trở lại có mục đích các căn cứ quân sự Mỹ ở nước này. Một bài báo dăng trên tờ Washington Post với tựa đề “Philippines có thể cho phép sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ để đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc” thậm chí c̣n khẳng định chính phủ Philippines đang thảo luận với chính quyền của Tổng thống Barack Obama về việc mở rộng sự hiện diện quân sự ở nước này như một sự dịch chuyển chiến lược nhằm vào Trung Quốc.
“Ông Obama đang tổ chức lại lực lượng ở châu Á-Thái B́nh Dương nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực này, trong bối cảnh Lầu Năm Góc đang t́m cách cắt giảm 490 tỷ USD từ chi phí quân sự cho thập kỷ tới”, ông Tomohiko Taniguchi, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói khi được hỏi về động thái Mỹ-Nhật liên quan đến quân đội ở Okinawa.
“Mỹ sẽ đồn trú ở bắc Australia theo kế hoạch mà Tổng thống Obama và Thủ tướng Julia Gillard công bố hồi tháng 11 năm ngoái. Mỹ và Philippines tháng trước đă đồng ư làm sâu sắc và mở rộng hợp tác an ninh trên biển khi các quan chức Philippine t́m kiếm quan hệ thân thiết hơn để đối phó với Trung Quốc trong những hành động ở vùng Biển Đông".
"Mỹ đang chuyển dịch quyền lực về khu vực Thái B́nh Dương giữa lúc Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh”, ông khẳng định.
Nguyễn Viết Tổng hợp
Theo DânTrí